Ban kiểm soát trong doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc Nhà nước nắm phần vốn góp, cổ phần chi phối. Cho nên doanh nghiệp nhà nước khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần thì trong việc tổ chức cơ cấu quản lý đều không thể thiếu Kiểm soát viên.

>>>Xem thêm  CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY<<<

Trong cơ cấu quản lý của doanh nghiệp nhà nước thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thực hiện các quyền của đại diện chủ sở hữu, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành công việc hằng ngày của công ty, thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty…

Các đối tượng trong cơ cấu quản lý nêu trên gồm: Hội đồng thành viên,Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc đều phải có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ đầy đủ, đúng lúc, kịp thời và chịu trách nhiệm nếu gây hậu quả, thiệt hại từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Như vậy để đảm bảo Hội đồng thành viên,Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc thực hiện đúng trách nhiệm của mình cho nên trong cơ cấu quản lý sẽ có thêm chức vụ Kiểm soát viên.

Kiểm soát viên do ai quyết định bổ nhiệm, với nhiệm kỳ bao lâu ? Kiểm soát viên sẽ có quyền giám sát những công việc nào trong công ty, có quyền giám sát những ai ? Quyền giám sát của Kiểm soát viên được quy định cụ thể ở đâu, như thế nào ?

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Trong Luật doanh nghiệp 2014 quy định.

Điều 102. Ban kiểm soát

1. Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ.

2. Ban kiểm soát có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu chiến lược và mục tiêu kế hoạch của công ty;

b) Giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;

c) Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ khác của công ty;

d) Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;

đ) Giám sát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan;

e) Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn, giao dịch mua, bán và giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn hoặc giao dịch kinh doanh bất thường của công ty;

g) Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên;

h) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc quy định tại Điều lệ công ty.

3. Tiền lương, thưởng của Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chi trả.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên công ty. Tùy theo quy mô công ty mà sẽ có 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Kiểm soát viên có nhiệm kỳ 5 năm và không được làm liên tục quá 2 nhiệm kỳ.

Ban kiểm soát có quyền và nghĩa vụ đã được quy định rõ trong Điều 102 Luật doanh nghiệp 2014 như một số quyền về : giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu chiến lược và mục tiêu kế hoạch của công ty; giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan…

Ngoài ra tiền lương, thưởng của Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chi trả.