>>>Xem thêm THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Một số lưu ý lựa chọn ngành nghề khi thành lập doanh nghiệp
1. Dựa trên lĩnh vực kinh có tiềm năng trong tương lai
Thông thường, khi chọn ngành để hoạt động sản xuất kinh doanh chúng ta sẽ đăng ký ngành nghề chủ đạo của đơn vị mình. Nhưng xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng do đó khi đăng ký thành lập doanh nghiệp mọi người nên đăng ký thêm một số ngành tiềm năng có cơ hội phát triển trong tương lai để thuận tiện cho việc mở rộng kinh doanh sau này.
2. Dựa trên quy định của pháp luật
Hầu hết mọi công dân đều có quyền đăng ký tất cả các ngành nghề để hoạt động, tuy nhiên cần phải tuân thủ quy định của pháp luật về mã ngành. Phải xem xét cẩn thận liệu ngành nghề mà bạn chọn có được phép kinh doanh hay không để tránh những phiền phức về sau.
3. Dựa trên sự tương đồng của ngành nghề
Một lưu ý nữa dành cho mọi người khi đăng ký ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp là chọn những ngành có sự tương đồng với nhau. Tránh tình trạng chọn nhiều ngành khi đăng ký để tiết kiệm thời gian bổ sung, chỉnh sửa nhưng chúng lại lệch nhau rất nhiều. Một giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quá nhiều ngành nghề mà chúng lại chẳng liên quan sẽ khiến uy tín, tầm vóc doanh nghiệp bị giảm sút rất nhiều khi đối tác nhìn vào. Do đó, nếu muốn đăng ký nhiều ngành hãy chọn những ngành có sự tương đồng với nhau.
4. Dựa trên sự đồng thuận của các thành viên
Và yếu tố cuối cùng quyết định đến việc lựa chọn ngành nghề khi thành lập doanh nghiệp là những thành viên góp vốn trong công ty phải có sự đồng thuận với nhau. Mọi người phải cùng nhau lựa chọn những ngành nghề phù hợp để tất cả đều có thể làm việc cùng nhau. Nếu không sẽ xảy ra những xung đột không đáng có làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của đơn vị.
Quay lại chủ để chính, để giúp mọi người có cách nhìn hợp lý nhất về việc lựa chọn ngành nghề Chúng tôi xin đưa ra một số phân tích liên quan đến việc "Có nên đăng ký nhiều ngành nghề khi thành lập công ty để quý bạn đọc tiện tham khảo"1. Đăng ký nhiều ngành nghê để tránh phải thay đổi giấy phép kinh doanh
Có rất nhiều người điều hành doanh nghiệp trong đó người thì luôn bận mải công việc nên không đủ thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, người lập công ty để kinh doanh tay trái nên không muốn tốn chi phí thay đổi giấy phép kinh doanh, người thì lập công ty khi chưa có sự xác định trọng tâm kinh doanh chủ đạo,... Nói chung có nhiều lý do để quyết định đăng ký càng nhiều càng tốt ngành nghề kinh doanh để sau này đỡ phải bổ sung. Đây có thể nói là một cái sai rất nghiêm trọng bởi
- Theo Luật doanh nghiệp 2014 ngành nghề kinh doanh công ty không hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng vẫn được Phòng đăng ký kinh doanh ghi nhận trên Giấy xác nhận thông tin doanh nghiệp và niêm yết công khai trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Công ty là công cụ để tạo dựng sự nghiệp và phát triển kinh doanh do đó chúng ta cần chau chuốt và tận tâm cho nó. Việc đăng ký nhiều ngành nghề làm cho tờ bản năng lực công ty trông có vẻ "chợ" và loãng khi đối tác muốn nắm bắt lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu vậy việc đăng ký nhiều ngành nghề lại có tác dụng ngược theo tiêu chí niềm tin ở các đối tác.
- Đăng ký nhiều ngành nghề nhưng chắc gì các bạn đã biết lĩnh vực nào công ty đang được phép kinh doanh, lĩnh vực nào thì không? Đây là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những sai phạm như: xuất hóa đơn khi chưa đăng ký kinh doanh, chưa đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh,...
Vậy nên tốt nhất các bạn hãy đăng ký ít ngành nghề thôi và nên đăng ký 1 bộ ngành nghề cũng loại ví dụ: Công ty về xây dựng thì đừng đăng ký các ngành nghề như: Chăn nuôi lợn,... phản cảm lắm. Sau đó mình bỏ công nghiên cứu qua thông tư hướng dẫn thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh để khi cần thêm ngành nghề nào mình tự tiến hành thủ tục, sẽ không tốn kém và mất thời gian lắm đâu.
2. Đăng ký nhiều ngành nghề để tránh trường hợp sau này pháp luật thắt chặt không đăng ký được nữa
Một số người bạn tôi nói rằng biết năm 2018 thắt chặt về ngành nghề: Cung ứng lao động,... thì họ đã đăng ký trước rồi. Tuy nhiên các bận nên nhớ ngành nghề có trên Giấy phép kinh doanh chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là công ty phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật chuyên ngành mới được kinh doanh. Không đủ 2 điều kiện này kinh doanh là bị tuýt còi ngay. Khi quy định mới áp dụng thì luôn có điều khoản kế thừa, điều khoản chuyển tiếp để áp dụng cho doanh nghiệp đăng ký ngành nghề trước và sau khi văn bản pháp luật có hiệu lực, do đó cách đăng ký đón đầu không giúp cho doanh nghiệp có được các lợi ích là được bỏ qua các điều kiện về kinh doanh.
3. Do không tìm được mã ngành tương ứng nên cứ la lá ngành nghề của mình là mình đăng ký
Quan điểm này cũng có cái hay nhưng cái dở thì không ít. Đã là ngành nghề chủ đạo thì bạn nên tìm hiểu kỹ và đảm bảo khi đăng ký ngành nghề đáp ứng đủ sau này kinh doanh mình không có lo lắng gì nữa chứ như một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ: Chống mối mọt,... không biết cho vào mã ngành nào nên đăng ký thêm ngành nghề: dịch vụ hỗ trợ trồng trọt vì trong 337 có từ mọt ở mã ngành này. Đăng ký như thế có ngày kinh doanh chính đáng vẫn bị phạt như thường.
Kết luận:
Pháp luật hiện nay không có quy định về việc doanh nghiệp được đăng kí tối đa bao nhiêu ngành nghề. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp chỉ đăng ký ngành nghề kinh doanh hoạt động thực, và sẽ phát triển trong tương lai (phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp). Hơn nữa, việc muốn đăng kí số lượng ngành nghề là bao nhiêu thì cần phải xem xét tiềm lực, khả năng của công ty bởi nhiều ngành nghề phải đáp ứng điều kiện trước khi đăng ký thành lập.Trân trọng!