Cổ phần hoá, thoái vốn vẫn triển khai 'nhỏ giọt'

>Cơ chế chính sách liên tục được hoàn thiện, các vướng mắc đặc thù đã được cùng bàn thảo, làm việc để tìm giải pháp tháo gỡ, song hoạt động cổ phần hoá, thoái vốn 6 tháng đầu năm 2019 vẫn rất chậm, đến nay mới đạt 28% kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020.

 >>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Ngày 5/8, Bộ Tài chính đã tổ chức Họp báo chuyên đề công bố về kết quả thoái vốn, cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 6 tháng đầu năm 2019 và những nội dung cơ bản của dự thảo nghị định chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. 

Hết tháng 7, chỉ có 6 DN được phê duyệt phương án CPH

    Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết quý II/2019, cả nước chỉ có 6 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH, tuy nhiên trong đó cũng chỉ có 1 DN thuộc danh mục các DN CPH, theo công văn số 991/TTg-ĐMDN.

Lũy kế đến hết quý II/2019, có 35/127 DN CPH thuộc danh mục phải CPH theo công văn 991. Như vậy, tiến độ CPH các DN vẫn cách xa kế hoạch đề ra, số lượng DN còn phải CPH là 92/127 DN, chiếm 72% kế hoạch.

    Về tình hình thoái vốn, tính đến hết quý II, có 9 DN thuộc danh mục ban hành, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện thoái vốn với giá trị 759 tỷ đồng, thu về 1.657 tỷ đồng, trong đó riêng Bộ Xây dựng thoái vốn tại Tổng công ty Viglacera với giá trị sổ sách 690 tỷ đồng, thu về 1.587 tỷ đồng.

Lũy kế từ năm 2017 đến hết quý II/2019, đã thoái vốn nhà nước tại 88 đơn vị với giá trị 4.549 tỷ đồng, thu về 8.765 tỷ đồng. Đối với số DN nằm ngoài Quyết định 1232, lũy kế từ năm 2017 đến hết tháng 6/2019, cả nước đã thoái 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng, bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco. 

    Cũng trong 6 tháng đầu năm 2019, Bộ Tài chính đã chuyển 30.000 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN vào ngân sách nhà nước (NSNN), số còn phải chuyển về NSNN trong năm 2019 là 20.000 tỷ đồng. Tính từ năm 2016 đến quý 2/2019, đã có 185.000 tỷ đồng được chuyển vào NSNN và số còn phải chuyển vào NSNN là 65.000 tỷ đồng phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển, theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội.

    Đánh giá về tình hình CPH, thoái vốn DNNN, ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính DN cho biết hoạt động này trong 6 tháng đầu năm và kể cả đến hết tháng 7 vẫn triển khai rất chậm. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các cơ chế, chính sách đã được Bộ Tài chính hoàn thiện, những vấn đề cần sửa đổi cũng đã được hoàn tất rà soát, lấy ý kiến địa phương để xây dựng dự thảo sửa đổi. Nhiều vướng mắc đặc thù của các đơn vị, địa phương đã được làm việc trực tiếp để tìm giải pháp tháo gỡ, đề xuất lên Chính phủ các giải pháp cần thiết. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện CPH, thoái vốn ở các bộ, ngành, địa phương đến nay vẫn "nhỏ giọt", thiếu sự quyết liệt mặc dù đã được đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần. 

    Tuy nhiên, ông Đặng Quyết Tiến cũng cho rằng, mặc dù tiến độ CPH thời gian qua chậm song chất lượng đã được nâng lên, các phương án CPH, thoái vốn được tiến hành đều đảm bảo chặt chẽ, công khai minh bạch, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan đến đất đai.

Con số kết quả thu về cho NSNN sau thoái vốn đã chứng minh điều này khi giá trị thu về vượt hơn nhiều giá trị sổ sách. Kết quả công tác CPH, thoái vốn đã có tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK), đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN sau CPH, hầu hết các DNNN sau CPH đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. 

    Sau cổ phần hoá, DN lại chậm niêm yết, chậm quyết toán…

    Không chỉ chậm trong CPH, thoái vốn, số DN sau khi CPH chậm niêm yết đến nay vẫn còn khá nhiều. Đến hết quý 2/2019, theo rà soát của Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - UBCKNN) vẫn còn 622 DN chưa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK).

Đồng thời, Bộ Tài chính đã tiếp tục rà soát, bổ sung 158 DN vào danh sách các DN CPH phải thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK. Như vậy, đến nay còn 780 DN CPH phải thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK.

    Được biết, trong tháng 8 này, UBCKNN sẽ tiếp tục rà soát để công bố danh sách DN chậm niêm yết và tiếp tục xử phạt nếu DN không thực hiện đúng quy định. Đồng thời, cũng sẽ gắn liền với trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại DN trong việc đôn đốc, chỉ đạo. 

"Nếu cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo sát sao thì việc đăng ký niêm yết sẽ đạt kết quả tốt" - ông Đặng Quyết Tiến nói. Việc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đảm bảo tính minh bạch, đảm bảo thanh khoản, thực hiện theo chế độ báo cáo thường niên có sự giám sát của UBCKNN, nên việc hút vốn sẽ hiệu quả hơn. 

    Ngoài ra, trong số các DN đã CPH cũng còn những DN chậm quyết toán. Đơn cử như Tổng công ty Thép Việt Nam, CPH từ tháng 10/2011 đến nay vẫn chưa quyết toán xong. Trong thời gian đó, giá trị tài sản biến động nhiều, ảnh hưởng tới quyền lợi của cổ đông.

"CPH rồi mà chậm quyết toán dẫn đến nhiều hệ lụy về tài chính, ảnh hưởng đến nhà đầu tư, ảnh hưởng tới sức hút của CPH. CPH phải gắn với niêm yết, giám sát công khai" - lãnh đạo Cục Tài chính DN nêu rõ và cho biết thêm sẽ rà soát để công bố danh mục DN chậm quyết toán. 

    Để đẩy mạnh công tác cơ cấu lại DNNN thời gian tới, Bộ Tài chính đã đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của DNNN và DN có vốn nhà nước về CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DN theo chỉ đạo, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thay thế các Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg, Quyết định số 1232/QĐ-TTg và công văn số 991/TTg-ĐMDN. Bộ Tài chính rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn, đặc biệt là Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg và các Thông tư hướng dẫn.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, dự thảo sửa đổi các nghị định hướng dẫn liên quan đến CPH, thoái vốn như Nghị định 126, Nghị định 32… đã hoàn tất việc lấy ý kiến 63 địa phương. Nghị định 167 về sắp xếp lại, xử lý tài sản công cũng đã có phương án sửa đổi theo hướng thông thoáng, thuận lợi hơn./.

thành lập công ty tại đà nẵng, dịch vụ thành lập công ty tại đà nẵng, thủ tục thành lập công ty