Cục Thuế Tp.Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác thanh kiểm tra thuế

6 tháng đầu năm 2019, tổng thu ngân sách Cục Thuế Tp.Hà Nội thực hiện 124.107 tỷ, đạt 50,5% DTPL, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2018. Các chỉ tiêu thu ngân sách cơ bản đảm bảo tiến độ và tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2018. Đóng góp vào thành công chung trong công tác thuế của Cục Thuế Hà Nội không không thể không kể đến công tác thanh kiểm tra.

>>>Xem thêm  Thành lập Công ty tại Đà Nẵng ;  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Bà Nguyễn Thị Hải Yến, Trưởng phòng thanh tra, kiểm tra thuế số 5 cho biết công tác thanh kiểm tra thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành mục tiêu chung của Cục Thuế Tp.Hà Nội.

Kết quả đáng ghi nhận

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Cục Thuế Tp.Hà Nội hoàn thành 7.494.cuộc thanh, kiểm tra đạt 45,1% kế hoạch được giao; Tổng số truy thu, truy hoàn và phạt là 1.191,5 tỷ; Giảm thuế GTGT được khấu trừ: 84,1 tỷ; Giảm lỗ: 827 tỷ. Trong đó, một số nội dung đáng chú ý:

Về thanh giá chuyển nhượng đối với DN cổ phần, dịch vụ, Cục Thuế Hà Nội đã hoàn thành thanh tra tại 34 DN. Điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế: 3.223 tỷ đồng. Tổng số thuế truy thu, truy hoàn và phạt là: 38,4 tỷ triệu đồng (Trong đó: truy thu, truy hoàn: 30,6 tỷ đồng, tổng số tiền phạt 7,8 tỷ đồng. Giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra 180,7 tỷ đồng). Bình quân truy thu và xử phạt 1,2 tỷ đồng/DN.

Về giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá của DN, đơn vị đã phát hiện và xử lý 05 DN có giao dịch liên kết do vi phạm các quy định về giá thị trường theo quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 92,5 tỷ đồng, giảm lỗ 25,6 tỷ đồng; Truy thu thuế và phạt 22,4 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm, Cục Thuế Hà Nội cũng đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở CQT. Trong đó, kiểm tra HS khai thuế theo phân tích rủi ro, thực hiện kiểm tra 2.034 hồ sơ (HS) ( Khối VPC: 6.583 HS; Khối CCT: 25.451 HS). Kết quả đã chấp nhận: 28.042 HS; chờ giải trình: 889 HS; đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT: 610. Việc điều chỉnh và ấn định HS khai thuế: Kết quả điều chỉnh tăng 94 HS; thuế VAT tăng 7,6 tỷ; điều chỉnh giảm 40 HS; thuế VAT giảm 0,4 tỷ; giảm lỗ 10 tỷ.

Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm, cơ quan thuế đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong đấu tranh phòng ngừa và xử lý vi phạm về thuế, như: Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội TP và Liên đoàn lao động TP để thực hiện kiểm tra trích đóng BHXH và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Tổng số đơn vị được thanh tra, kiểm tra BHXH, kinh phí công đoàn lũy kế đến tháng 6/2019 là 908 doanh nghiệp. Đôn đốc nợ BHXH, KPCĐ số tiền 20,6 tỷ đồng. Số đã nộp qua đôn đốc nợ KPCĐ là 8 tỷ đồng.

Ngoài ra, tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong công tác chống thất thu; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế, đặc biệt là hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, Cục Thuế Tp.Hà Nội đã chuyển hồ sơ đến cơ quan công an phối hợp, xác minh đối với 337 số hóa đơn liên quan đến 21 doanh nghiệp với tiền thuế GTGT là 7,7 tỷ.

Tập trung thanh tra, kiểm tra theo phương thức nhận diện rủi ro

Bà Nguyễn Thị Hải Yến, Trưởng phòng thanh tra, kiểm tra thuế số 5 cho biết ngay từ những ngày đầu năm, xác định vai trò quan trọng của công tác Thanh, kiểm tra thuế có tính quyết định trong việc hoàn thành nhiệm vụ công tác thuế trong toàn ngành thuế, để phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế hoạch Thanh kiểm tra thuế năm 2019 được Tổng cục Thuế giao, Cục Thuế Tp.Hà Nội đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp trong công tác thanh, kiểm tra, đồng thời xây dựng chương trình cụ thể, chi tiết để triển khai thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.

Theo đó, Cục Thuế Hà Nội tập trung đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra theo phương thức điện tử; nhận diện rủi ro hồ sơ khai thuế ngay tại trụ sở cơ quan thuế. 100% các DN đều được phân tích rủi ro trước khi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra; Tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại, chuyển giá.

Tập trung thanh kiểm tra theo lĩnh vực ngành nghề, đối tượng. Cụ thể, tập trung thanh kiểm tra theo chuyên đề, thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, có dư địa thu lớn (Dầu khí; Xăng; Điện lực; bất động sản,…); Ngành nghề kinh doanh mới (kinh doanh qua mạng, đa cấp, games..); thương mại điện tử; Các doanh nghiệp phát sinh chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp đầu tư xây dựng BOT, BT; Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiệp FDI có phát sinh lỗ nhiều năm vẫn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; Các tổ chức, cá nhân có giao dịch đáng ngờ.

Riêng đối với công tác kiểm tra, thực hiện triển khai kiểm tra ngay từ đầu năm đối với chuyên đề các doanh nghiệp phát sinh tờ khai thuế GTGT còn được khấu trừ liên tục, các doanh nghiệp lỗ lũy kế nhiều năm ….

Bên cạnh đó, cơ quan thuế tiếp tục thực hiện tập trung kiểm tra tại trụ sở CQT thông qua việc phân tích hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, qua đó đánh giá, nhận định rõ ràng, cụ thể các rủi ro trước khi ban hành Quyết định kiểm tra, do vậy nâng cao hiệu quả kiểm tra tại trụ sở NNT đồng thời giảm thời gian làm việc tại DN.

Đối với nội dung thanh kiểm tra hoàn thuế: Việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phải lựa chọn các doanh nghiệp hoàn thuế có rủi ro (các doanh nghiệp có hoàn thuế lớn, phát sinh hoàn thuế bất thường, hoàn thuế GTGT hàng hoá xuất khẩu qua biên giới đất liền, …), đồng thời tiến hành thực hiện thanh tra, kiểm tra 100% hồ sơ hoàn thuế trong thời gian 1 năm kể từ khi có Quyết định hoàn thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 41 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

Quy định cụ thể lộ trình ấn định thuế

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, bà Yến cũng chỉ ra một số nguyên nhân khiến công tác thanh kiểm tra vẫn còn một số tồn tại. Điển hình như, đối với người nộp thuế (NNT), do trình độ nhận thức, áp dụng chính sách pháp luật thuế của một số DN còn yếu (nhất là đối với các DN ngoài quốc doanh) nên tính tuân thủ pháp luật thuế chưa cao. Trong khi đó, chính sách thuế còn có lúc chưa ổn định, rõ ràng dẫn tới cách hiểu và áp dụng của cả cơ quan thuế và NNT có những điểm chưa đồng nhất, nên phát sinh vướng mắc tại các cuộc Thanh kiểm tra.

Ngoài ra, do chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc cho các trường hợp cố tình vi phạm quy định về chấp hành quyết định Thanh tra kiểm tra thuế (chỉ từ 1,4tr đến 5tr theo quy định tại điều 11 TT166/2013 ngày 15/11/2013 của BTC quy định chi tiết về XPVPHC về thuế) nên chưa đủ mức răn đe các trường hợp không cung cấp tài liệu hoặc kéo dài thời gian cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra, cố tình trì hoãn việc ký biên bản ghi nhận số liệu, biên bản thanh, kiểm tra.

Từ những hạn chế đã được chỉ ra, bà Yến cho biết hiện đang kiến nghị với Cục Thuế Tp.Hà Nội báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cần quy định rõ và cụ thể hoá các bước thực hiện, trình tự, thủ tục pháp lý đối với trường hợp ấn định thuế; hỗ trợ cách thức, phương pháp cụ thể xây dựng định mức, tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành để làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm.

Kiến nghị Tổng cục Thuế xây dựng quy chế phối hợp với Tổng cục Hải quan để tích hợp dữ liệu với cơ quan Hải Quan nhằm nắm bắt thông tin, kiểm tra đối chiếu dữ liệu và tình hình hoạt động của các DN xuất khẩu giúp phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế (đặc biệt là công tác hoàn thuế).

NA