Vừa qua, Hội nghị Kiểm soát biên giới về sở hữu trí tuệ và phân biệt hàng giả do Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức. Tại hội nghị chuyên gia đánh giá hàng giả hiện nay bày bán trên thị trường được làm với công nghệ ngày càng tinh vi, người tiêu dùng rất khó để phân biệt được.
>>>Xem thêm THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<
Ngoài việc kiểm soát biên giới, cơ quan chức năng cũng cần xem xét hàng giả đó được sản xuất tại Việt Nam hay được sản xuất, làm giả tại nước ngoài rồi vận chuyển trái phép vào Việt Nam tiêu thụ, để có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho thấy, các vụ việc vi phạm liên quan sản xuất, buôn bán hàng nhái, hàng giả nhãn mác và xâm phạm SHTT luôn song hành cùng nhau với phương thức, thủ đoạn hoạt động tương đối giống nhau.
Đa số các đối tượng này sử dụng nguồn nguyên liệu giá thành thấp, mua trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ để pha trộn với một lượng hàng thật; hoặc tự sản xuất hàng, sau đó dán nhãn mác của các DN đã được đăng ký nhãn hiệu để bán ra thị trường. Các đối tượng vi phạm hiện nay đều tinh vi, hiểu biết chính sách, am hiểu nhu cầu thị trường và thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn để trốn tránh sự phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng...
Vấn đề sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) không chỉ xảy ra phổ biến ở thị trường Trung Quốc, mà cũng đã xuất hiện khá tràn lan tại thị trường nội địa Việt Nam.
Ngoài nguồn hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT từ khu vực sản xuất nội địa, nguồn hàng giả xâm phạm từ thị trường Trung Quốc vào lãnh thổ VN là rất lớn, qua cả các con đường kinh doanh xuất nhập khẩu hợp pháp và bất hợp khâu, mà các khâu quản lý phòng chống của ta, trong thực tế, rất khó bao xuyến nỗi.
Mặc dù, tại nước ta, đã ban hành luật sở hữu trí tuệ do Quốc Hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 tại kỳ họp thứ 8, khóa XI và đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (đến nay đã tròn 5 năm), nhưng việc kiểm soát và đấu tranh ngăn ngừa việc xâm phạm QSHTT còn rất nhiều hạn chế và gian nan.
Chính phủ cũng đã ra chỉ thị 31/1999/CT/TTg ngày 21/10/1999 và chỉ thị 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 về yêu cầu đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi xâm phạm QSHTT, nhưng mặt trận chống hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT vẫn còn rất nóng và rất phức tạp, nhất là hàng giả xâm nhập từ biên giới phía Bắc và một số từ phía Tây, Tây Nam (chưa kể nạn buôn lậu).
Đến nay, các biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT được bảo hộ tại Việt Nam, nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm; quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm.
Tại hội thảo ông Hirai Shinji - Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại TP. Hồ Chí Minh cho biết thêm, hàng giả trên thị trường Việt Nam được bày bán công khai cả ở những trung tâm thương mại, chợ trung tâm có tên tuổi lớn. Ngoài việc kiểm soát biên giới, cơ quan chức năng cũng cần xem xét hàng giả đó được sản xuất tại Việt Nam hay được sản xuất, làm giả tại nước ngoài rồi vận chuyển trái phép vào Việt Nam tiêu thụ, để có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Lê Văn Triến - Phó Trưởng phòng Phòng Giám sát và Quản lý về Hải quan - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh - cho biết, việc hàng hóa giả mạo tràn lan trên thị trường Việt Nam hiện nay rất khó để kiểm soát và phân biệt. Vì thế người kinh doanh, DN chủ quyền SHTT phải chú trọng bảo vệ được quyền và bản quyền sản phẩm riêng của mình.