Siết tín dụng- phình trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) kiểm soát đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), song TPDN vẫn đang là kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp trong bối cảnh tín dụng trung- dài hạn bị siết chặt.

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

trái phiếu doanh nghiệp

Theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng mức phát hành trái phiếu doanh nghiệp là 116.085 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ 2018.

Bùng nổ trái phiếu doanh nghiệp

Ngoài giá trị số lượng phát hành và dư nợ trái phiếu ghi nhận tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của một số ngân hàng, đặc biệt là trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) và xây dựng, thì thị trường trái phiếu cũng xuất hiện các đợt phát hành thành công giá trị lớn của nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác.

Điều này được cho là các doanh nghiệp đã nỗ lực tìm nguồn vốn trung và dài hạn, ổn định hơn trong bối cảnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn bị siết lại, nhiều ngân hàng thương mại phải giảm cho vay với “quota” tín dụng thấp nhằm đảm bảo tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (CAR) theo quy định của NHNN.

Ngoài ra, so với những năm trước đây, khi chính sách tín dụng thắt chặt, nếu thị trường chứng khoán còn tăng trưởng và các nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin lớn vào cổ phiếu, các doanh nghiệp vẫn có điều kiện phát hành cổ phiếu riêng lẻ để huy động hoặc chào bán lần đầu ra công chúng (IPO). Tuy nhiên từ năm 2019, thị trường chứng khoán đã bắt đầu ảm đạm, nên doanh nghiệp cũng gặp khó khăn huy động vốn qua kênh này.

Trước thực trạng trên, hàng loạt doanh nghiệp cả địa ốc lẫn sản xuất, kinh doanh đã đẩy mạnh phát hành  trái phiếu để bổ sung vốn lưu động, tái cấu trúc tài chính…

Cảnh báo rủi ro là cần thiết