SỞ HỮU TRÍ TUỆ

DỊCH VỤ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI ĐÀ NẴNG

DỊCH VỤ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI ĐÀ NẴNG

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CÔNG BỐ THỰC PHẨM

TẠI ĐÀ NẴNG VÀ MIỀN TRUNG

Bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp từ năm 2009, đến nay, DNG Business đã tư vấn thành công cho trên 500 doanh nghiệp tại Đà Nẵng và các tỉnh thành Việt Nam. DNG Business là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực công bố SẢN PHẨM THỰC PHẨM trong nước và nhập khẩu, chúng tôi tư vấn thủ tục và soạn thảo hồ sơ Đủ điều kiện Ap toàn thực phẩm và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm một cách chính xác và nhanh chóng.

Đồng thời, DNG Business sẽ đại diện cho khách hàng làm việc với Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ y tế cho đến khi việc công bố hoàn tất.

DỊCH VỤ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI ĐÀ NẴNG

I. THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM (trích Nghị định chính phủ 2017)

1. Tự công bố sản phẩm 

-  Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm).

-  Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

2. Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm

-  Bản tự công bố sản phẩm;

-  Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

3. Quy trình Công bố sản phẩm

Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:

-  Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;

-  Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

-  Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Lưu ý:

-  Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

-  Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

II.  THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM

1. Đăng ký bản công bố sản phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

-  Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

-  Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

-  Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

2. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm

a. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:

-   Bản công bố sản phẩm;

-  Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);

-  Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

-  Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;

-  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

3. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:

-  Bản công bố sản phẩm;

-  Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

-  Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;

-  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

-  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

4.  Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm

-  Cơ quan có thẩm quyền:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:

a) Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

b) Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

c) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.

- Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).

DỊCH VỤ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI ĐÀ NẴNG

III. XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Bước 1Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dưới đây và nộp cho cơ quan có thẩm quyền

Khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng soạn thảo tất cả các giấy tờ, hồ sơ pháp lý. 

Hồ sơ cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Danh sách chủ cơ sở và nhân viên đã được tập huấn kiến thức ATTP (đóng dấu công ty)

Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ban quản lý An toàn thực phẩm (đăng ký trực tiếp hoặc qua mạng điện tử)

Địa chỉ: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Đà Nẵng
Số 24 Đường Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và địa điểm Cơ sở Sản xuất

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm kiểm tra hồ sơ. 

-  Hồ sơ không hợp lệ: Có văn bản gửi cho cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ

-  Hồ sơ hợp lệ:  Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành lập đoàn thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo mẫu quy định. 

  • Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ban Quản lý An toàn thực phẩm  cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.  
  • Trường hợp kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.

Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định.  Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì Ban Quản lý An toàn thực phẩm thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm

IV. GHI NHÃN THỰC PHẨM

1. Nội dung ghi nhãn bắt buộc

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm tại Việt Nam ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải tuân thủ các quy định sau:

-  Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi các cụm từ sau: "Thực phẩm dinh dưỡng y học" và "Sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế";

-  Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: "Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)" trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường.

Lưu ý: Riêng đối với sản phẩm nhập khẩu, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi trên nhãn sản phẩm phải thể hiện: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm.

2. Miễn một số nội dung ghi nhãn bắt buộc

-  Miễn ghi nhãn phụ đối với sản phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân, quà tặng, quà biếu trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; sản phẩm nhập khẩu của đối tượng được ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan; sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; sản phẩm là mẫu trưng bày hội chợ, triển lãm; sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

-  Ngoài gia vị và thảo mộc, đối với các bao gói nhỏ, có diện tích bề mặt lớn nhất nhỏ hơn 10 cm2, miễn áp dụng ghi thành phần cấu tạo, thời hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng nếu có nhãn phụ hoặc bao bì ngoài đã thể hiện đầy đủ các nội dung đó.

-  Miễn ghi ngày sản xuất đối với dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

DỊCH VỤ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI ĐÀ NẴNG

V.  QUẢNG CÁO THỰC PHẨM

1. Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo

-  Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

-  Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.

2. Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm

Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định sau:

-  Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.

-  Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

3. Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

-  Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;

-  Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định tại điểm a khoản này;

-  Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh", nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.

4. Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo gồm:

  • Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo;
  • Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  • Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.

5. Thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo:

Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến cơ quan cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;

Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc 

Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm;

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo; tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo sản phẩm đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo và chỉ được quảng cáo phù hợp với nội dung đã được xác nhận.

VI. CAM KẾT DỊCH VỤ

Với lòng nhiệt thành vì khách hàng và sự tín thành từ khách hàng dành cho mình, DNG BUSINESS cam kết dịch vụ với các TIÊU CHÍ:

Chính xác. DNG BUSINESS luôn cố gắng thực hiện dịch vụ một cách chính xác, đúng nội dung, đúng yêu cầu, đúng trình tự và đúng pháp luật.

Bảo mật. DNG BUSINESS cam kết bảo mật thông tin trước, trong và sau đăng ký cho đến khi thành công. Điều này nhằm đảm bảo lợi ích khách hàng không bị xâm phạm đối với thông tin nhạy cảm trong cạnh tranh thương mại.

Thành công. DNG BUSINESS đảm bảo việc công bố thực phẩm là thành công; hoặc/và theo đuổi tới cùng để việc đăng ký thành công. Cam kết hoàn 100% phí dịch vụ nếu việc nộp đơn không thành công do lỗi từ DNG BUSINESS.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

TẠM NGỪNG KINH DOANH TẠI ĐÀ NẴNG

Dịch vụ đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại đà nẵng, đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại đà nẵng, đăng ký đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại đà nẵng, công bố chất lượng thực phẩm. Công ty thực phẩm, đăng ký thực phẩm tại đà nẵng, đăng ký an toàn thực phẩm tại đà nẵng, Tư vấn công bố thực phẩm tại đà nẵng, dịch vụ công bố thực phẩm tại đà nẵng, hướng dẫn công bố thực phẩm tại đà nẵng. Dich vu dang ky an toan thuc pham tai da nang, tu van cong bo thuc pham tai da nang, dang ky du dieu kien an toan thuc pham tai da nang, dich vu cong bo chat luong thuc pham tai da nang, dich vu cong bo san pham tai da nang.

Bảo hộ sáng chế

Bảo hộ sáng chế

Sáng chế là gì? thủ tục đăng ký như thế nào? đăng ký ở đâu?...

Sau đây thanhlapcongtydanang.com sẽ tổng hợp những liên quan đến sáng chế để bạn đọc tham khảo cũng như các thủ tục đăng ký sáng chế

>>>Xem thêm  DỊCH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Bảo hộ sáng chế

KHÁI NIỆM

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

2. Giải pháp kỹ thuật

Giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.

Giải pháp kỹ thuật có thể thuộc một trong các dạng sau đây: (i) Sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện..., được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng chất (gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất), ví dụ vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm..., được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ gen, thực vật/động vật biến đổi gen..., được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;

(iv) Quy trình hay phương pháp (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, v.v.) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trìn, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.

3. Điều kiện bảo hộ

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Có tính mới;

- Có trình độ sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Có tính mới;

- Không phải là hiểu biết thông thường;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

4. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế

Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế được quy định trong Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể là:

- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

- Cách thức thể hiện thông tin;

- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

- Giống thực vật, giống động vật;

- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

1. Tài liệu tối thiểu

- 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

- 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích; [Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản mô tả sáng chế phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của sáng chế theo các nội dung sau:

+ Tên sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);

+ Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ Những lợi ích (hiệu quả) có  thể đạt được].

- 02 Yêu cầu bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2. Các tài liệu khác (nếu có)

- 02 bản Tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích [Tóm tắt sáng chế không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang A4 riêng. Bản tóm tắt sáng chế không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau].

- Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

3. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký

- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn;

- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư  01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

- Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

- Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

- Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

- Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

4. Phí, lệ phí đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

- Phí thẩm định hình thức: 180.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

- Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 8.000VNĐ/01 trang;

- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;

- Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/hình;

- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên;

- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

- Phí thẩm định nội dung: 720.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

- Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000VNĐ/01 trang

Lưu ý: Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích cần được phân loại sáng chế quốc tế (IPC), trường hợp người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại sáng chế quốc tế).

5. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được xem xét theo trình tự sau:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng

- Công bố đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích:

(i) Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;

(ii) Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (sau đây gọi là “đơn PCT”) được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đã vào giai đoạn quốc gia;

(iii) Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

- Thẩm định nội dung: không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

6. Hình thức nộp đơn

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

a) Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ cụ thể như sau:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

b) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

THỦ TỤC SỬA ĐỔI, CHUYỂN GIAO ĐƠN

1. Thủ tục sửa đổi đơn, chuyển nhượng đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

1.1 Thủ tục sửa đổi đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

- Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi đơn.

- Hồ sơ sửa đổi đơn gồm:

(i) 02 Tờ khai yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số: 01-SĐĐ Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) Tài liệu pháp lý chứng minh việc sửa đổi [Riêng đối với yêu cầu sửa đổi nội dung đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, người nộp đơn phải nộp bản tài liệu tương ứng đã được sửa đổi kèm  theo bản chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu đã nộp, cụ thể: Bản mô tả, bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích đối với đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích. Đồng thời, việc sửa đổi không  được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã được bộc lộ trong bản mô tả đối với đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích];

(iii) Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu sửa đổi đơn nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

(iv) Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn (160.000VNĐ/01 nội dung yêu cầu sửa đổi), Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn yêu cầu sửa đổi trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).

- Yêu cầu sửa đổi đơn được nộp sau khi có Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí thuộc trường hợp sửa đổi thông tin liên quan đến bản chất đối đượng nêu trong đơn (cụ thể, bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích) thì đơn phải được thẩm định lại và thu phí thẩm định nội dung tính theo yêu cầu bảo hộ độc lập (720.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập).

- Thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích: 02 tháng.

- Hình thức nộp đơn:

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

(i) Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu sửa đổi trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu sửa đổi đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

(ii) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi  yêu cầu sửa đổi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

1.2 Thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

- Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể  yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc thay đổi chủ đơn trên cơ sở chuyển nhượng, thừa kế, kế thừa hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Hồ sơ chuyển nhượng gồm:

(i) 02 Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 01-CGĐ Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) Tài liệu chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó);

(iii) Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu chuyển nhượng đơn nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

(iv) Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (160.000VNĐ/01 đơn đăng ký); Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn đăng ký trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).

- Thời hạn xử lý yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích: 02 tháng.

- Hình thức nộp đơn:

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến đến Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

(i) Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu chuyển nhượng đơn trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

(ii) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi  yêu cầu chuyển nhượng đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

2. Thủ tục tách đơn, chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

2.1 Thủ tục tách đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích

- Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tách đơn. Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc các ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).

- Hồ sơ tách đơn gồm:

(i) 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số: 01-SC Phụ luc A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, trên tờ khai đơn đăng ký sáng chế cần ghi cụ thể số đơn và ngày nộp đơn của đơn gốc ban đầu)

(ii) 02 Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích, trong đó đối tượng yêu cầu bảo hộ trong đơn tách phải là đối tượng có trong đơn ban đầu và phải khác với đối tượng yêu cầu bảo hộ trong đơn ban đầu sau khi bị tách;

(iii) Văn bản đề nghị tách đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích;

(iv) Giấy ủy quyền (nếu đơn được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

(v) Phí, lệ phí đơn tách được tính như đối với đơn ban đầu. Riêng đối với văn bản đề nghị tách đơn nộp cho đơn ban đầu cần nộp Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi 160.000 VNĐ.

- Thời hạn xử lý đơn tách: Đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu.

- Hình thức nộp đơn:

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

(i) Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn tách đơn trực tiếp hoặc qua bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ tách đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

(ii) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi  đơn tách trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

2.2 Thủ tục chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế/giảp pháp hữu ích

- Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn đăng ký sáng chế có thể chuyển đổi yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế thành yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc ngược lại.

- Hồ sơ chuyển đổi đơn gồm:

(i) 02 Tờ khai đơn đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số  01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN [Lưu ý: Tờ khai đơn đăng ký ban đầu đánh dấu (x) vào ô “Yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế” thì đối với Tờ khai đơn chuyển đổi cần đánh dấu (x) tương ứng vào ô “Yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc ngược lại];

(ii) 02 Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích;

(iii) Văn bản đề nghị chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích;

(iv) Giấy ủy quyền (nếu đơn nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

(v) Lệ phí nộp đơn (150.000VNĐ), Phí công bố (120.000VNĐ trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).

- Thời hạn xử lý đơn chuyển đổi: Sau khi nhận được yêu cầu chuyển đổi đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục tiến hành thủ tục xử lý đơn chuyển đổi theo quy định tương ứng, nhưng không thực hiện lại các thủ tục đã tiến hành đối với trước khi có yêu cầu chuyển đổi.

- Hình thức nộp đơn:

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

(i) Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp hồ sơ chuyển đổi đơn trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ chuyển đổi đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

(ii) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi  hồ sơ chuyển đổi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẰNG BẢO HỘ

1. Quy định về duy trì hiệu lực VBBH

Bằng độc quyền Sáng chế có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn/ngày nộp đơn quốc tế. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hàng năm.

Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn/ngày nộp đơn quốc tế. Hiệu lực bảo hộ cần được duy trì hàng năm.

Để được duy trì hiệu lực VBBH, trong vòng 06 tháng trước khi kết thúc kỳ hạn hiệu lực chủ VBBH phải nộp yêu cầu duy trì hiệu lực, Đơn duy trì hiệu lực có thể nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực và chủ VBBH phải nộp thêm lệ phí duy trì hiệu lực muộn.

- Hồ sơ yêu cầu duy trì hiệu lực gồm:

+ Tờ khai yêu cầu duy trì hiệu lực (theo mẫu 02-GH/DTVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Thông báo ghi nhận duy trì hiệu lực VBBH và công bố trên công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối duy trì hiệu lực VBBH

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí duy trì hiệu lực: 100.000 đồng/điểm

+ Lệ phí duy trì hiệu lực muộn: 10% lệ phí duy trì/mỗi tháng nộp muộn

+ Phí thẩm định yêu cầu duy trì: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí sử dụng VBBH (theo năm):

Năm 1 -2: 300.000 đồng/năm/điểm

          Năm 3-4: 500.000 đồng/năm/điểm

Năm 5-6: 800.000 đồng/năm/điểm

Năm 7-8: 1.200.000 đồng/năm/điểm

Năm 9-10: 1.800.000 đồng/năm/điểm

Năm 11-13: 2.500.000 đồng/năm/điểm

Năm 14-16: 3.300.000 đồng/năm/điểm

Năm 17-20: 4.200.000 đồng/năm/điểm

+ Phí công bố Thông báo ghi nhận duy trì: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ thông tin duy trì hiệu lực: 120.000 đồng/VBBH

2. Quy định về cấp phó bản/cấp lại VBBH

Cấp phó bản VBBH trong trường hợp quyền SHCN thuộc sở hữu chung, VBBH được cấp cho chủ sở hữu đầu tiên trong danh sách, các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu cấp phó bản và phải nộp phí dịch vụ cấp phó bản.

Cấp lại VBBH khi văn bằng bị mất, hỏng, rách, bẩn phai mờ đến mức không sử dụng được, bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong.

- Hồ sơ yêu cầu cấp phó bản/cấp lại VBBH gồm:

+ Tờ khai yêu cầu cấp phó bản/cấp lại VBBH (theo mẫu 03-PBVB/GCN tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối cấp phó bản/cấp lại VBBH. Trả văn bằng cấp phó bản/cấp lại cho chủ sở hữu.

- Phí, lệ phí:

+ Phí công bố Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH: 120.000 đồng/VBBH

+ Phí dịch vụ (tạm thời chưa thu, chờ đến khi có quy định cụ thể sẽ thu sau)

3. Quy định về sửa đổi VBBH

Sửa đổi VBBH khi có sự thay đổi thông tin về tên/địa chỉ của chủ VBBH; thay đổi thông tin về tên, quốc tịch của tác giả; thay đổi chủ VBBH (chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia tách, hợp nhất….).

Yêu cầu ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện SHCN.

Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ: giảm bớt một hoặc một số điểm độc lập hoặc phụ thuộc trong phạm vi yêu cầu bảo hộ.

- Hồ sơ yêu cầu sửa đổi VBBH gồm:

+ Tờ khai yêu cầu sửa đổi VBBH (theo mẫu 01-SĐVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Bản gốc VBBH;

+ Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền);

+ Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của các cơ quan có thẩm quyền khác);

+Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

Nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ, phải tiến hành thẩm định lại. Thời hạn thẩm định lại: đối với sáng chế không quá 12 tháng

Trường hợp phức tạp thời hạn thẩm định phải kéo dài, tuy nhiên cũng không quá thời hạn thẩm định lần đầu.

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN. Cập nhật nội dung chuyển nhượng vào bản gốc VBBH nếu hợp đồng được đăng ký và trả văn bằng cho Người nộp đơn.

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi VBBH: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/đơn 

+ Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi (nếu có): 60.000 đồng /hình

+ Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/VBBH

+ Phí thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): tương ứng với phí thẩm định lần đầu: 720.000 đồng/điểm

4. Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển nhượng quyền SHCN là việc chủ sở hữu chuyển giao quyền SHCN của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng quyền SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu chuyển nhượng (theo mẫu 01-HĐCN tại Phụ lục D của Thông tư 01);

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN;

+ Bản gốc VBBH;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền SHCN, nếu quyền SHCN tương ứng thuộc sở hữu chung;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trả GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho Người nộp đơn.

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/đơn        

+ Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/VBBH                                                                 

5. Quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác được sử dụng đối tượng SHCN thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Hồ sơ yêu cầu chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (theo mẫu 02-HĐSD tại Phụ lục D của Thông tư 01);

+ Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (02 bản);

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, nếu quyền SHCN tương ứng thuộc sở hữu chung;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối ghi nhận chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trả Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho người nộp đơn.

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng: 230.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/VBBH

6. Quy định về sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Sửa đổi nội dung hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN khi có sự thay đổi tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng hoặc thay đổi nội dung các điều khoản nêu trong hợp đồng.

Gia hạn hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN trong trường hợp các bên thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng sau khi hết thời hạn của hợp đồng hoặc cần tiến hành gia hạn hiệu lực của từng đối tượng chuyển giao trong hợp đồng.

Chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN khi một trong các bên có yêu cầu chấm dứt hiệu lực hợp đồng trước thời hạn.

Việc sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đã đăng ký đều phải được ghi nhận tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Hồ sơ yêu cầu ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (theo mẫu 03-SĐHĐ tại Phụ lục D của Thông tư 01);

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng (trường hợp sửa đổi nội dung, gia hạn hiệu lực hợp đồng);

+ Tài liệu chứng minh việc sửa đổi tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng;

+ Thỏa thuận, tài liệu ghi nhận các điều khoản cụ thể cần sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc chấm dứt hiệu lực hợp đồng;;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Cập nhật nội dung sửa đổi, gia hạn hiệu lực hợp đồng vào Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và trả cho người nộp đơn.

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định yêu cầu ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/VBBH

7. Quy định về cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

- Hồ sơ yêu cầu cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (theo mẫu 03-PBVB/GCN tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trả bản cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho người nộp đơn

- Phí, lệ phí:

+ Phí công bố Quyết định cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/VBBH

+ Phí dịch vụ (tạm thời chưa thu, chờ đến khi có quy định cụ thể sẽ thu sau).

8. Quy định về yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH (do chủ văn bằng tuyên bố từ bỏ quyền SHCN)

Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực khi chủ VBBH tuyên bố từ bỏ quyền SHCN. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét và ra Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ VBBH.

- Hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH gồm:

+ Tờ khai chấm dứt hiệu lực VBBH (theo mẫu 04-CDHB tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Văn bản thuyết minh lý do yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 10 ngày kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực VBBH.

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH: 50.000 đồng/đơn

+ Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH: 180.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/VBBH

 

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

1. Quy định chung

1.1.  Quyền khiếu nại

Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan.

1.2.  Thời hiệu khiếu nại

Khiếu nại lần đầu được thực hiện trong vòng chín mươi ngày, kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;

Khiếu nại lần thứ hai là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

1.3. Trình tự khiếu nại

Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại của cấp trực tiếp ra quyết định hoặc thông báo liên quan đến sở hữu công nghiệp (khiếu nại lần thứ nhất) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan này thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (khiếu nại lần thứ hai) hoặc khởi kiện tại toà án. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khởi kiện tại toà án.

1.4.  Hồ sơ khiếu nại 

Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng đơn khiếu nại, trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung thông báo hoặc quyết định bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ thông báo hoặc quyết định liên quan.

2. Nộp đơn khiếu nại

2.1. Thực hiện

- Nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ và các Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.

- Qua bưu điện.

2.2. Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm: 

 Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

+ Văn bản giải trình khiếu nại và chứng cứ chứng minh lý lẽ khiếu nại;                     

+ Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ; 

+ Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất (đối với khiếu nại lần thứ hai);

+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

3. Giải quyết đơn khiếu nại

3.1. Thụ lý đơn khiếu nại

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải kiểm tra đơn theo các yêu cầu về hình thức và ra thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đơn khiếu nại có được thụ lý hay không, trong đó ghi nhận ngày thụ lý đơn hoặc nêu rõ lý do không thụ lý đơn.

b) Đơn khiếu nại không được thụ lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Người khiếu nại không có quyền khiếu nại;

(ii) Đơn khiếu nại nộp ngoài thời hiệu quy định;

(iii) Đơn khiếu nại không đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 22.1 và điểm 22.2 của Thông tư này.

3.2. Bên liên quan

a) Đối với những đơn khiếu nại đã thụ lý, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản về nội dung khiếu nại cho người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp (“bên liên quan”) và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến.

b) Bên liên quan có quyền cung cấp thông tin, chứng cứ chứng minh cho lý lẽ của mình trong thời hạn nêu tại điểm 22.6.a trên đây, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm xem xét các thông tin, chứng cứ đó khi giải quyết khiếu nại.

c) Nếu kết thúc thời hạn nêu trên mà bên liên quan không có ý kiến thì khiếu nại sẽ được giải quyết trên cơ sở ý kiến của người khiếu nại.

3.3. Quyết định giải quyết khiếu nại

a) Căn cứ vào lập luận, chứng cứ của người khiếu nại và bên liên quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

b) Trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo cho người khiếu nại và bên liên quan về những lập luận và chứng cứ của bên kia được sử dụng để giải quyết khiếu nại cũng như kết luận giải quyết khiếu nại.

c) Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

3.4. Công bố

Quyết định giải quyết khiếu nại được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

3.5. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại

a) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu sau ngày kết thúc thời hiệu khiếu nại lần thứ hai mà người khiếu nại không khiếu nại lần thứ hai và sau thời hiệu khởi kiện hành chính nếu người khiếu nại không khởi kiện hành chính; hoặc

b) Quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai và người khiếu nại không khởi kiện hành chính trong thời hạn quy định hoặc theo quyết định đã có hiệu lực của toà án nếu người khiếu nại tiến hành khởi kiện hành chính.

4. Thủ tục đề nghị hủy bỏ văn bằng bảo hộ và chấm dứt hiệu lực

4.1. Quyền đề nghị

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp thấy rằng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, sáng chế đã được cấp có ảnh hưởng đến quyền của văn bằng bảo hộ của mình đều có quyền đề nghị đề nghị cơ quan chức năng hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đã được cấp.

4.2. Căn cứ pháp luật

Cơ sở pháp luật đề nghị hủy bỏ như sau:

“Theo quy định tại điều 96 Luật Sở hữu Trí tuệ:

1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;

b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.

2. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản (1) và (2) Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.

4. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.

5. Quy định tại các khoản (1), (2), (3) và (4) Điều này cũng được áp dụng đối với việc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.”

4.3. Nộp đơn đề nghị

Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực và đề nghị hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gồm:

- Tờ khai yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ;

- Chứng cứ liên quan đến yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu Văn bằng bảo hộ,

- Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan khác.

4.4. Giải quyết đơn

Quy trình xử lý đề nghị chấm dứt hiệu lực và đề nghị hủy bỏ hiệu Văn bằng bảo hộ như sau:

Trường hợp yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do người thứ ba thực hiện, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ trong đó ấn định thời hạn là 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ liên quan

Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm dứt/huỷ bỏ một phần/toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 95 và khoản 4 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4.5. Khiếu nại quyết định giải quyết

Nếu không đồng ý với nội dung quyết định xử lý yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ, người yêu cầu hoặc bên liên quan có quyền khiếu nại quyết định hoặc thông báo liên quan theo trình tự đã nêu tại các phần I, II, III.

4.6. Công bố

Quyết định chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

 Đăng ký bảo hộ sáng chế

BẢNG PHÂN LOẠI

Phân loại sáng chế quốc tế (IPC)

Thỏa ước về Phân loại sáng chế quốc tế được ký kết ngày 24/03/1971 tại Hội nghị ngoại giao các nước thành viên Công ước Paris về Bảo hộ quyền SHCN tổ chức tại Strasbourg (Cộng hòa Pháp).

Phân loại sáng chế quốc tế là công cụ để phân loại sáng chế và giải pháp hữu ích một cách thống nhất trên phạm vi thế giới, và là công cụ tra cứu có hiệu quả, giúp nhanh chóng tìm ra những bản mô tả sáng chế thích hợp phục vụ cho việc đánh giá tính mới, trình độ sáng tạo của một giải pháp kỹ thuật, cũng như để xác định tình trạng kỹ thuật của một vấn đề cụ thể. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đã sử dụng phân loại sáng chế quốc tế, mặc dù có một vài nước vẫn dùng phân loại sáng chế quốc gia nhưng cũng vẫn ghi cả chỉ số phân loại sáng chế quốc tế tương ứng trên tư liệu sáng chế của mình. Nhờ đó mà việc tra cứu tư liệu sáng chế của các nước trở nên đơn giản, dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều so với trước đây khi mỗi nước sử dụng phân loại sáng chế quốc gia riêng.

Phân loại sáng chế quốc tế được một Hội đồng chuyên gia về IPC tiến hành sửa đổi thường kỳ và do đó, một phiên bản mới của Phân loại sáng chế quốc tế sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01 hàng năm.

 

ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ

1. Điều kiện và thủ tục nộp đơn đăng ký quốc tế sáng chế có nguồn gốc Việt Nam theo Hiệp ước PCT

- Để nộp đơn đăng ký quốc tế sáng chế có nguồn gốc Việt Nam theo Hiệp ước PCT thì ít nhất trong đơn cần có 01 (một) cá nhân là công dân mang quốc tịch tại nước là thành viên hoặc tổ chức có cơ sở kinh doanh hợp pháp tại nước là thành viên của Hiệp ước PCT.

- Người nộp đơn có thể tiến hành nộp đơn đăng ký quốc tế sáng chế có nguồn gốc Việt Nam theo Hiệp ước PCT trực tiếp cho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế hoặc có thể nộp hồ sơ thông qua Cục Sở hữu trí tuệ để Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra sơ bộ về hình thức và gửi hồ sơ đơn cho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế trong thời hạn 12 tháng và điều kiện an ninh là 06 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên.

- Hồ sơ đơn đăng ký sáng chế quốc tế gồm:

(i) 03 Tờ khai “PCT REQUEST” (đăng tải tại website: http://wipo.int)

(ii) 03 Bản mô tả sáng chế (ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Anh)

(iii) Bản sao đơn đầu tiên để làm đơn ưu tiên nộp cho Văn phòng quốc tế

(iv) Giấy ủy quyền (nếu đơn được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

(v) Phí thẩm định sơ bộ hình thức: 300.000VNĐ

(vi) Phí nộp cho Văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu (đăng tải tải website: http://wipo.int)

- Cơ quan tra cứu quốc tế và cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế gồm: Ôx-trây-li-a, Áo, Liên bang Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc, Xinh-ga-po, Cơ quan sáng chế Châu Âu.

1.2 Hình thức nộp đơn

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế sáng chế có nguồn gốc Việt Nam theo Hiệp ước PCT trực tiếp hoặc qua bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

 

TRA CỨU THÔNG TIN

1. Mục đích tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp

- Tránh xâm phạm quyền SHCN đối với các đối tượng SHCN đã được bảo hộ của chủ thể khác;

- Đánh giá khả năng bảo hộ của các đối tượng SHCN (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ);

- Phản đối việc cấp văn bằng cho các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả sau khi đã được cấp bằng;

- Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật đã biết;

- Xác định và đánh giá công nghệ để mua, bán li-xăng và chuyển giao công nghê;

- Xác định các công nghệ thay thế;

- Nắm bắt các giải pháp có sẵn cho các vấn đề kỹ thuật;

- Tìm kiếm ý tưởng cho việc tiếp tục đổi mới công nghệ;

- Tìm kiếm các đối tác kinh doanh;

- Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện thời và tiềm năng trong tương lai;

- Tìm kiếm thị trường thích hợp;

- Lựa chọn các đối tượng SHCN đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất;

2. Công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp

- Các cơ sở dữ liệu tra cứu trên internet;

- Các Bảng phân loại (IPC, Locarno, Ni-xơ, Viên)

- Bảng tra theo từ khóa;

- Các đĩa quang dùng để tra cứu;

- Công báo SHCN;

- Sổ Đăng bạ quốc gia.

3. Một số trang web tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp hữu ích

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearchPAT.php

Đây là trang web tra cứu thông tin sáng chế thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

http://digipat.noip.gov.vn/

Đây là thư viện số về bằng độc quyền sáng chế/GPHI của Việt Nam; tại trang web này, người dùng tin có thể tra cứu thông tin toàn văn về các bằng độc quyền sáng chế/GPHI đã được cấp tại Việt Nam.

https://patentscope.wipo.int/search/en/search.jsf

Đây là trang web tra cứu thông tin sáng chế do WIPO cung cấp; tính đến 31/12/2017, người dùng tin có thể tra cứu khoảng trên 60 triệu tư liệu thông tin sáng chế của nhiều quốc gia/tổ chức tại website này, trong đó bao gồm thông tin dữ liệu thư mục sáng chế/GPHI của Việt Nam.

https://worldwide.espacenet.com/?locale=en_EP

Đây là trang web tra cứu thông tin sáng chế do EPO cung cấp, tại công cụ tra cứu này, người dùng tin có thể tra cứu gần 100 triệu tư liệu sáng chế, được EPO thu thập từ hơn 90 quốc gia/tổ chức trên thế giới.

http://patft.uspto.gov/netahtml/PTO/index.html

Đây là trang web tra cứu thông tin sáng chế của USPTO, tại đây, người dùng tin có thể lựa chọn tra cứu thông tin về các bằng sáng chế đã được cấp dạng toàn văn của Mỹ từ năm 1976 đến nay, hoặc lựa chọn tra cứu thông tin về các đơn sáng chế của Mỹ từ năm 2001 đến nay.

https://www.j-platpat.inpit.go.jp/

Đây là trang web tra cứu thông tin sáng chế của JPO, tại đây, người dùng tin có thể tra cứu thông tin về các đơn/bằng sáng chế dạng toàn văn của Nhật Bản.

Trên đây là tổng quan về đăng ký sáng chế, để được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ thanhlapcongtydanang.com.

Liên hệ

Đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu là gì? thủ tục đăng ký như thế nào? đăng ký ở đâu?...

Sau đây thanhlapcongtydanang.com sẽ tổng hợp những liên quan đến nhãn hiệu để bạn đọc tham khảo.

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

đăng ký nhãn hiệu tại đà nẵng

KHÁI NIỆM

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1. Tài liệu tối thiểu

02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN [Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân  nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)]

- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

 

2. Các tài liệu khác (nếu có)

- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

3. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký

- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;

- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư  01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

- Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.

- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

- Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

- Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

- Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

4. Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu

- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

- Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ

5. Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng

- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

6. Hình thức nộp đơn

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

a) Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

b) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

THỦ TỤC SỬA ĐỔI, CHUYỂN GIAO ĐƠN

1. Thủ tục sửa đổi đơn, chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu

1.1 Thủ tục sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu

- Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi đơn.

- Hồ sơ sửa đổi đơn gồm:

(i) 02 Tờ khai yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số: 01-SĐĐ Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) Tài liệu pháp lý chứng minh việc sửa đổi [Riêng đối với yêu cầu sửa đổi nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải nộp bản tài liệu tương ứng đã được sửa đổi kèm  theo bản chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu đã nộp, cụ thể: 05 mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Đồng thời, việc sửa đổi không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã được bộc lộ nêu trong đơn];

(iii) Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu sửa đổi đơn nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

(iv) Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn (160.000VNĐ/01 nội dung yêu cầu sửa đổi), Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn yêu cầu sửa đổi trong trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).

- Yêu cầu sửa đổi đơn được nộp sau khi có Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí thuộc trường hợp sửa đổi thông tin liên quan đến bản chất đối đượng nêu trong đơn (cụ thể, mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận) thì đơn phải được thẩm định lại và thu phí thẩm định theo từng đối tượng (550.000VNĐ/01 nhóm).

- Thời hạn xem xét yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng

- Hình thức nộp đơn:

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

(i) Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp yêu cầu sửa đổi đơn trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu sửa đổi đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

(ii) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi  yêu cầu sửa đổi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

1.2 Thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu

- Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể  yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc thay đổi chủ đơn trên cơ sở chuyển nhượng, thừa kế, kế thừa hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Hồ sơ chuyển nhượng gồm:

(i) 02 Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số: 01-CGĐ Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) Tài liệu chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó);

(iii) Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu chuyển nhượng đơn nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)

(iv) Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (160.000VNĐ/01 đơn đăng ký); Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn đăng ký trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).

Trường hợp yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại và công bố nội dung chuyển nhượng. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn (550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ) và phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn yêu cầu chuyển nhượng).

- Thời hạn xử lý yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng.

-  Hình thức nộp đơn:

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:\

(i) Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu chuyển nhượng đơn trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

(ii) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi  yêu cầu chuyển nhượng đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và ngược lại nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

2. Thủ tục tách đơn đăng ký nhãn hiệu

- Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tách đơn. Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc các ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).

- Hồ sơ tách đơn gồm:

(i) 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu,đánh máy theo mẫu số 04-NH,  Phụ luc A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, trên tờ khai đơn đăng ký nhãn hiệu cần ghi cụ thể số đơn và ngày nộp đơn của đơn gốc ban đầu).

(ii)  05 mẫu nhãn hiệu kèm theo;

(iii)  Văn bản đề nghị tách đơn đăng ký nhãn hiệu;

(iv)  Giấy ủy quyền (nếu đơn được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)

(v) Phí, lệ phí đơn tách được tính như sau:

- Trường hợp đơn ban đầu đã có kết quả thẩm định nội dung đơn:

(i) Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

(ii) Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

- Trường hợp tách danh mục sản phẩm, dịch vụ đối với đơn ban đầu chưa có kết quả thẩm định nội dung đơn:

(i) Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

(ii) Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

- Trường hợp tách mẫu nhãn hiệu đối với đơn ban đầu chưa có kết quả thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn cần phải nộp các khoản phí, lệ phí như đơn đăng ký mới ban đầu.

- Đối đơn gốc ban đầu, người nộp đơn cần thực hiện thủ tục sửa đổi đơn, Cục Sở hữu trí tuệ công bố nội dung tách đơn. Hồ sơ sửa đổi đơn gồm:

(i) 02 Tờ khai yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số: 01-SĐĐ Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) Văn bản đề nghị tách đơn đăng ký nhãn hiệu

(iii) Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi (160.000VNĐ); Phí công bố (120.000VNĐ) trong trường hợp đơn gốc ban đầu đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

- Thời hạn xử lý: đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu.

- Hình thức nộp đơn:

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

(i) Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn tách đơn trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ tách đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

(ii) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi  đơn tách trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ , sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và ngược lại nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẰNG BẢO HỘ

1. Quy định về gia hạn hiệu lực VBBH

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm. Trường hợp kiểu dáng công nghiệp có nhiều phương án thì Bằng độc quyền có thể được gia hạn đối với tất cả hoặc một số phương án, trong đó phải có phương án cơ bản.

Để được gia hạn hiệu lực VBBH, trong vòng 06 tháng tính đến ngày VBBH hết hiệu lực chủ VBBH phải nộp đơn yêu cầu gia hạn. Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày VBBH hết hiệu lực và chủ VBBH phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn.

- Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực VBBH gồm:

+ Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực VBBH (theo mẫu 02-GH/DTVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Bản gốc VBBH (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào VBBH);

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định ghi nhận gia hạn hiệu lực VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối gia hạn hiệu lực VBBH. Cập nhật nội dung gia hạn vào bản gốc VBBH (nếu có) và trả văn bằng cho chủ sở hữu.

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí gia hạn hiệu lực: 100.000 đồng/phương án

+ Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn:10% lệ phí gia hạn/mỗi tháng nộp muộn

+ Phí thẩm định yêu cầu gia hạn: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí sử dụng VBBH: 700.000 đồng/phương án

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận gia hạn: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định gia hạn hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/VBBH

2. Quy định về cấp phó bản/cấp lại VBBH

Cấp phó bản VBBH trong trường hợp quyền SHCN thuộc sở hữu chung, VBBH được cấp cho chủ sở hữu đầu tiên trong danh sách, các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu cấp phó bản và phải nộp phí dịch vụ cấp phó bản.

Cấp lại VBBH khi văn bằng bị mất, hỏng, rách, bẩn phai mờ đến mức không sử dụng được, bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong.

- Hồ sơ yêu cầu cấp phó bản/cấp lại VBBH gồm:

+ Tờ khai yêu cầu cấp phó bản/cấp lại VBBH (theo mẫu 03-PBVB/GCN tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trong VBBH gốc;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối cấp phó bản/cấp lại VBBH. Trả văn bằng cấp phó bản/cấp lại cho chủ sở hữu.

- Phí, lệ phí:

+ Phí công bố Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH: 120.000 đồng/đơn

  • Phí đăng bạ Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH: 120.000 đồng/VBBH

+ Phí dịch vụ (tạm thời chưa thu, chờ đến khi có quy định cụ thể sẽ thu sau)

3. Quy định về sửa đổi VBBH

Sửa đổi VBBH khi có sự thay đổi thông tin về tên/địa chỉ của chủ VBBH; thay đổi thông tin về tên, quốc tịch của tác giả; thay đổi chủ VBBH (chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia tách, hợp nhất….).

Yêu cầu ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện SHCN.

Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ: yêu cầu loại bỏ một hoặc một số phương án hoặc một số sản phẩm trong bộ sản phẩm.

- Hồ sơ yêu cầu sửa đổi VBBH gồm:

+ Tờ khai yêu cầu sửa đổi VBBH (theo mẫu 01-SĐVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Bản gốc VBBH;

+ Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền);

+ Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của các cơ quan có thẩm quyền khác);

+ Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;

+ 05 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

Nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ, phải tiến hành thẩm định lại. Thời hạn thẩm định lại: đối với kiểu dáng công nghiệp: không quá 04 tháng và 20 ngày

Trường hợp phức tạp thời hạn thẩm định phải kéo dài, tuy nhiên cũng không quá thời hạn thẩm định lần đầu.

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định ghi nhận sửa đổi VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối sửa đổi VBBH. Cập nhật nội dung sửa đổi vào bản gốc VBBH và trả văn bằng cho chủ sở hữu.

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi VBBH: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/đơn 

+ Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi (nếu có):  60.000 đồng /hình

+ Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi VBBH:      120.000 đồng/VBBH

+ Phí thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): tương ứng với phí thẩm định lần đầu: 700.000 đồng/phương án

4. Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển nhượng quyền SHCN là việc chủ sở hữu chuyển giao quyền SHCN của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng quyền SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu chuyển nhượng (theo mẫu 01-HĐCN tại Phụ lục D của Thông tư 01);

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN;

+ Bản gốc VBBH;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền SHCN, nếu quyền SHCN tương ứng thuộc sở hữu chung;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chốighi nhận chuyển nhượng quyền SHCN. Cập nhật nội dung chuyển nhượng vào bản gốc VBBH và trả văn bằng cho chủ sở hữu.

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/đơn        

+ Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/VBBH                                                                 

5. Quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác được sử dụng đối tượng SHCNthuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Hồ sơ yêu cầu chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (theo mẫu 02-HĐSD tại Phụ lục D của Thông tư 01); chỉ dẫn đường link mẫu tờ khai tại đây

+ Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (02 bản);

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, nếu quyền SHCN tương ứng thuộc sở hữu chung;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN. Cập nhật nội dung chuyển nhượng vào bản gốc VBBH nếu hợp đồng được đăng ký và trả văn bằng cho Người nộp đơn.

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng: 230.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/VBBH

6. Quy định về sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Sửa đổi nội dung hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN khi có sự thay đổi tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng hoặc thay đổi nội dung các điều khoản nêu trong hợp đồng.

Gia hạn hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN trong trường hợp các bên thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng sau khi hết thời hạn của hợp đồng hoặc cần tiến hành gia hạn hiệu lực của từng đối tượng chuyển giao trong hợp đồng.

Chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN khi một trong các bên có yêu cầu chấm dứt hiệu lực hợp đồng trước thời hạn.

Việc sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đã đăng ký đều phải được ghi nhận tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Hồ sơ yêu cầu ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (theo mẫu 03-SĐHĐ tại Phụ lục D của Thông tư 01); chỉ dẫn đường link mẫu tờ khai tại đây

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng (trường hợp sửa đổi nội dung, gia hạn hiệu lực hợp đồng);

+ Tài liệu chứng minh việc sửa đổi tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng;

+ Thỏa thuận, tài liệu ghi nhận các điều khoản cụ thể cần sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc chấm dứt hiệu lực hợp đồng;;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trả GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho Người nộp đơn.

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định yêu cầu ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/VBBH

7. Quy định về cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

- Hồ sơ yêu cầu cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (theo mẫu 03-PBVB/GCN tại Phụ lục C của Thông tư 01); chỉ dẫn đường link mẫu tờ khai tại đây

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCNvà công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trả bản cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho người nộp đơn

- Phí, lệ phí:

+ Phí công bố Quyết định cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/VBBH

+ Phí dịch vụ (tạm thời chưa thu, chờ đến khi có quy định cụ thể sẽ thu sau).

8. Quy định về yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH (do chủ văn bằng tuyên bố từ bỏ quyền SHCN)

Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực khi chủ VBBH tuyên bố từ bỏ quyền SHCN. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét và ra Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ VBBH.

- Hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH gồm:

+ Tờ khai chấm dứt hiệu lực VBBH (theo mẫu 04-CDHB tại Phụ lục C của Thông tư 01); chỉ dẫn đường link mẫu tờ khai tại đây

+ Văn bản thuyết minh lý do yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 10 ngày kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực VBBH.

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH: 50.000 đồng/đơn

+ Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH: 180.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/VBBH

THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẰNG BẢO HỘ

1. Quy định về gia hạn hiệu lực VBBH

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Để được gia hạn hiệu lực VBBH, trong vòng 06 tháng tính đến ngày VBBH hết hiệu lực chủ VBBH phải nộp đơn yêu cầu gia hạn. Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày VBBH hết hiệu lực và chủ VBBH phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn.

- Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực VBBH gồm:

+ Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực VBBH (theo mẫu 02-GH/DTVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Bản gốc VBBH (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào VBBH);

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định ghi nhận gia hạn hiệu lực VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối gia hạn hiệu lực VBBH. Cập nhật nội dung gia hạn vào bản gốc VBBH (nếu có) và trả văn bằng cho chủ sở hữu.

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí gia hạn hiệu lực: 100.000 đồng/nhóm

+ Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn: 10% lệ phí gia hạn/mỗi tháng nộp muộn

+ Phí thẩm định yêu cầu gia hạn: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí sử dụng VBBH: 700.000 đồng/nhóm

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận gia hạn: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định gia hạn hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/VBBH

2. Quy định về cấp phó bản/cấp lại VBBH

Cấp phó bản VBBH trong trường hợp quyền SHCN thuộc sở hữu chung, VBBH được cấp cho chủ sở hữu đầu tiên trong danh sách, các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu cấp phó bản và phải nộp phí dịch vụ cấp phó bản.

Cấp lại VBBH khi văn bằng bị mất, hỏng, rách, bẩn phai mờ đến mức không sử dụng được, bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong.

- Hồ sơ yêu cầu cấp phó bản/cấp lại VBBH gồm:

+ Tờ khai yêu cầu cấp phó bản/cấp lại VBBH (theo mẫu 03-PBVB/GCN tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ 02 mẫu nhãn hiệu;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối cấp phó bản/cấp lại VBBH. Trả văn bằng cấp phó bản/cấp lại cho chủ sở hữu.

- Phí, lệ phí:

+ Phí công bố Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH: 120.000 đồng/VBBH

+ Phí dịch vụ (tạm thời chưa thu, chờ đến khi có quy định cụ thể sẽ thu sau)

3. Quy định về sửa đổi VBBH

Sửa đổi VBBH khi có sự thay đổi thông tin về tên/địa chỉ của chủ VBBH; thay đổi chủ VBBH (chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia tách, hợp nhất….).

Yêu cầu ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện SHCN.

Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ: sửa đổi một số chi tiết nhỏ nhưng không làm thay đổi đáng kể mẫu nhãn hiệu; yêu cầu giảm bớt một hoặc một số sản phẩm, dịch vụ.

- Hồ sơ yêu cầu sửa đổi VBBH gồm:

+ Tờ khai yêu cầu sửa đổi VBBH (theo mẫu 01-SĐVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Bản gốc VBBH;

+ Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền);

+ Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của các cơ quan có thẩm quyền khác);

+ Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;

+ 05 mẫu nhãn hiệu (nếu yêu cầu sửa đổi mẫu nhãn hiệu)

+ 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thế, 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận);

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

Nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ, phải tiến hành thẩm định lại. Thời hạn thẩm định lại: đối với nhãn hiệu: không quá 06 tháng

Trường hợp phức tạp thời hạn thẩm định phải kéo dài, tuy nhiên cũng không quá thời hạn thẩm định lần đầu.

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định ghi nhận sửa đổi VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối sửa đổi VBBH. Cập nhật nội dung sửa đổi vào bản gốc VBBH và trả văn bằng cho chủ sở hữu.

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi VBBH: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/đơn 

+ Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/VBBH

+ Phí thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): tương ứng với phí thẩm định lần đầu: 550.000 đồng/nhóm

4. Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển nhượng quyền SHCN là việc chủ sở hữu chuyển giao quyền SHCN của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng quyền SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu chuyển nhượng (theo mẫu 01-HĐCN tại Phụ lục D của Thông tư 01);

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN;

+ Bản gốc VBBH;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền SHCN, nếu quyền SHCN tương ứng thuộc sở hữu chung;

+ Trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận:

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 Luật SHTT;

Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại Khoản 3, KhoảnĐiều 87 của Luật SHTT;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN. Cập nhật nội dung chuyển nhượng vào bản gốc VBBH nếu hợp đồng được đăng ký và trả văn bằng cho Người nộp đơn.

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng/VBBH

+ Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/đơn        

+ Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/VBBH

+ Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng NH (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận): 550.000 đồng/đơn

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu): 120.000 đồng/VBBH

5. Quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác được sử dụng đối tượng SHCNthuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Theo Hiệp định CPTPP thì: “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên và có giá trị pháp lý đối với bên thứ 3 không phụ thuộc vào việc đăng ký tại Cục SHTT”.

- Hồ sơ yêu cầu chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (theo mẫu 02-HĐSD tại Phụ lục D của Thông tư 01);

+ Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (02 bản);

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, nếu quyền SHCN tương ứng thuộc sở hữu chung;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trả GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho Người nộp đơn.

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng: 230.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/VBBH

6. Quy định về sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Sửa đổi nội dung hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN khi có sự thay đổi tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng hoặc thay đổi nội dung các điều khoản nêu trong hợp đồng.

Gia hạn hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN trong trường hợp các bên thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng sau khi hết thời hạn của hợp đồng hoặc cần tiến hành gia hạn hiệu lực của từng đối tượng chuyển giao trong hợp đồng.

Chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN khi một trong các bên có yêu cầu chấm dứt hiệu lực hợp đồng trước thời hạn.

Việc sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đã đăng ký đều phải được ghi nhận tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Hồ sơ yêu cầu ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (theo mẫu 03-SĐHĐ tại Phụ lục D của Thông tư 01);

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng (trường hợp sửa đổi nội dung, gia hạn hiệu lực hợp đồng);

+ Tài liệu chứng minh việc sửa đổi tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng;

+ Thỏa thuận, tài liệu ghi nhận các điều khoản cụ thể cần sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc chấm dứt hiệu lực hợp đồng;;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Cập nhật nội dung sửa đổi, gia hạn hiệu lực hợp đồng vào Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và trả cho người nộp đơn.

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định yêu cầu ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/VBBH

7. Quy định về cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

- Hồ sơ yêu cầu cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (theo mẫu 03-PBVB/GCN tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCNvà công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trả bản cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho người nộp đơn

- Phí, lệ phí:

+ Phí công bố Quyết định cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/VBBH

+ Phí dịch vụ (tạm thời chưa thu, chờ đến khi có quy định cụ thể sẽ thu sau).

8. Quy định về yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH (do chủ văn bằng tuyên bố từ bỏ quyền SHCN)

Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực khi chủ VBBH tuyên bố từ bỏ quyền SHCN. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét và ra Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ VBBH.

- Hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH gồm:

+ Tờ khai chấm dứt hiệu lực VBBH (theo mẫu 04-CDHB tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Văn bản thuyết minh lý do yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 10 ngày kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực VBBH.

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH: 50.000 đồng/đơn

+ Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH: 180.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/VBBH

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

1. Quy định chung

1.1.  Quyền khiếu nại

Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan.

1.2.  Thời hiệu khiếu nại

Khiếu nại lần đầu được thực hiện trong vòng chín mươi ngày, kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;

Khiếu nại lần thứ hai là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

1.3. Trình tự khiếu nại

Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại của cấp trực tiếp ra quyết định hoặc thông báo liên quan đến sở hữu công nghiệp (khiếu nại lần thứ nhất) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan này thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (khiếu nại lần thứ hai) hoặc khởi kiện tại toà án. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khởi kiện tại toà án.

1.4.  Hồ sơ khiếu nại 

Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng đơn khiếu nại, trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung thông báo hoặc quyết định bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ thông báo hoặc quyết định liên quan.

2. Nộp đơn khiếu nại

2.1. Thực hiện

- Nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ và các Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.

- Qua bưu điện.

2.2. Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm: 

 Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

+ Văn bản giải trình khiếu nại và chứng cứ chứng minh lý lẽ khiếu nại;                     

+ Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ; 

+ Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất (đối với khiếu nại lần thứ hai);

+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

3. Giải quyết đơn khiếu nại

3.1. Thụ lý đơn khiếu nại

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải kiểm tra đơn theo các yêu cầu về hình thức và ra thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đơn khiếu nại có được thụ lý hay không, trong đó ghi nhận ngày thụ lý đơn hoặc nêu rõ lý do không thụ lý đơn.

b) Đơn khiếu nại không được thụ lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Người khiếu nại không có quyền khiếu nại;

(ii) Đơn khiếu nại nộp ngoài thời hiệu quy định;

(iii) Đơn khiếu nại không đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 22.1 và điểm 22.2 của Thông tư này.

3.2. Bên liên quan

a) Đối với những đơn khiếu nại đã thụ lý, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản về nội dung khiếu nại cho người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp (“bên liên quan”) và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến.

b) Bên liên quan có quyền cung cấp thông tin, chứng cứ chứng minh cho lý lẽ của mình trong thời hạn nêu tại điểm 22.6.a trên đây, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm xem xét các thông tin, chứng cứ đó khi giải quyết khiếu nại.

c) Nếu kết thúc thời hạn nêu trên mà bên liên quan không có ý kiến thì khiếu nại sẽ được giải quyết trên cơ sở ý kiến của người khiếu nại.

3.3. Quyết định giải quyết khiếu nại

a) Căn cứ vào lập luận, chứng cứ của người khiếu nại và bên liên quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

b) Trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo cho người khiếu nại và bên liên quan về những lập luận và chứng cứ của bên kia được sử dụng để giải quyết khiếu nại cũng như kết luận giải quyết khiếu nại.

c) Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

3.4. Công bố

Quyết định giải quyết khiếu nại được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

3.5. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại

a) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu sau ngày kết thúc thời hiệu khiếu nại lần thứ hai mà người khiếu nại không khiếu nại lần thứ hai và sau thời hiệu khởi kiện hành chính nếu người khiếu nại không khởi kiện hành chính; hoặc

b) Quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai và người khiếu nại không khởi kiện hành chính trong thời hạn quy định hoặc theo quyết định đã có hiệu lực của toà án nếu người khiếu nại tiến hành khởi kiện hành chính.

4. Thủ tục đề nghị hủy bỏ văn bằng bảo hộ và chấm dứt hiệu lực

4.1. Quyền đề nghị

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp thấy rằng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, sáng chế đã được cấp có ảnh hưởng đến quyền của văn bằng bảo hộ của mình đều có quyền đề nghị đề nghị cơ quan chức năng hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đã được cấp.

4.2. Căn cứ pháp luật

Cơ sở pháp luật đề nghị hủy bỏ như sau:

“Theo quy định tại điều 96 Luật Sở hữu Trí tuệ:

1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;

b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.

2. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản (1) và (2) Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.

4. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.

5. Quy định tại các khoản (1), (2), (3) và (4) Điều này cũng được áp dụng đối với việc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.”

4.3. Nộp đơn đề nghị

Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực và đề nghị hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gồm:

- Tờ khai yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ;

- Chứng cứ liên quan đến yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu Văn bằng bảo hộ,

- Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan khác.

4.4. Giải quyết đơn

Quy trình xử lý đề nghị chấm dứt hiệu lực và đề nghị hủy bỏ hiệu Văn bằng bảo hộ như sau:

Trường hợp yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do người thứ ba thực hiện, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ trong đó ấn định thời hạn là 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ liên quan

Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm dứt/huỷ bỏ một phần/toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 95 và khoản 4 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4.5. Khiếu nại quyết định giải quyết

Nếu không đồng ý với nội dung quyết định xử lý yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ, người yêu cầu hoặc bên liên quan có quyền khiếu nại quyết định hoặc thông báo liên quan theo trình tự đã nêu tại các phần I, II, III.

4.6. Công bố

Quyết định chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

BẢNG PHÂN LOẠI

1. Phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ (Phân loại Ni-xơ)

Là một hệ thống phân loại quốc tế được sử dụng để phân loại các hàng hóa và dich vụ phục vụ cho mục đích đăng ký nhãn hiệu. Phân loại Ni-xơ được xây dựng theo Thỏa ước Ni-xơ vào năm 1957 và được một Hội đồng chuyên gia của Ủy ban Ni-xơ tiến hành sửa đổi thường kỳ.

2. Phân loại Viên

Là một hệ thống có cấu trúc thứ bậc được dùng để phân loại các yếu tố hình của nhãn hiệu thành Lớp – Nhóm – Phân nhóm trên cơ sở hình dạng của các yếu tố hình. Phân loại Viên được xây dựng theo Thỏa ước Viên vào năm 1973 và được một Hội đồng chuyên gia của Ủy ban Viên tiến hành sửa đổi thường kỳ.

ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ

II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM THEO HỆ THỐNG MADRID

1.1 Điều kiện, thủ tục nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam theo Hệ thống Madrid

- Cá nhân mang quốc tịch tại nước là thành viên của Hệ thống Madrid hoặc tổ chức có cơ sở kinh doanh hợp pháp tại nước là thành viên của Hệ thống Madrid có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid.

- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid cần dựa trên đơn đăng ký cơ sở đã được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

- Hồ sơ đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam gồm:

(i) 02 Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, đánh máy theo mẫu số: 06-ĐKQT Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) 02 bản Tờ khai MM2 [đăng tải tại website: HTTP://WIPO.INT (ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Anh)];

(iii) 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (Trường hợp đăng ký là nhãn hiệu màu thì ngoài 05 mẫu nhãn hiệu màu, người nộp đơn cần nộp 05 mẫu nhãn hiệu đen, trắng);

(iv) Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

(v) Bản phô tô đơn đăng ký cơ sở hoặc bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

(vi) 02 bản MM18 trong trường hợp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định vào Hoa Kỳ;

(vii) Phí thẩm định sơ bộ hình thức nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ: 2.000.000VNĐ;

(viii) Phí nộp cho Văn phòng quốc tế có đăng tải tại website: HTTP://WIPO.INT

1.2 Hình thức nộp đơn

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

TRA CỨU THÔNG TIN

1. Mục đích tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp

- Tránh xâm phạm quyền SHCN đối với các đối tượng SHCN đã được bảo hộ của chủ thể khác;

- Đánh giá khả năng bảo hộ của các đối tượng SHCN (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ);

- Phản đối việc cấp văn bằng cho các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả sau khi đã được cấp bằng;

- Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật đã biết;

- Xác định và đánh giá công nghệ để mua, bán li-xăng và chuyển giao công nghê;

- Xác định các công nghệ thay thế;

- Nắm bắt các giải pháp có sẵn cho các vấn đề kỹ thuật;

- Tìm kiếm ý tưởng cho việc tiếp tục đổi mới công nghệ;

- Tìm kiếm các đối tác kinh doanh;

- Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện thời và tiềm năng trong tương lai;

- Tìm kiếm thị trường thích hợp;

- Lựa chọn các đối tượng SHCN đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất;

2. Công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp

- Các cơ sở dữ liệu tra cứu trên internet;

- Các Bảng phân loại (IPC, Locarno, Ni-xơ, Viên)

- Bảng tra theo từ khóa;

- Các đĩa quang dùng để tra cứu;

- Công báo SHCN;

- Sổ Đăng bạ quốc gia;

3. Một số trang web tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp hữu ích

3.1 HTTP://IPLIB.NOIP.GOV.VN/WEBUI/WSEARCH.PHP

Đây là trang web thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn đăng ký nhãn hiệu đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

3.2 HTTP://WWW.WIPO.INT/MADRID/MONITOR/EN/INDEX.JSP

Đây là trang web tra cứu thông tin nhãn hiệu của WIPO, tại trang web này, người dùng tin có thể tra cứu thông tin các nhãn hiệu của các quốc gia thành viên nộp theo hệ thống Madrid, trong đó bao gồm các nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam. 

Trên đây là tổng quan về đăng ký nhãn hiệu, để được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ thanhlapcongtydanang.com.

Liên hệ

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG Ở ĐÂU TỐT NHẤT?

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG Ở ĐÂU TỐT NHẤT?

"ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG- Dù muốn hay không thì đăng ký logo là một thủ tục pháp lý vô cùng cần thiết mà mọi cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện. Bởi thông qua việc đăng ký nhãn hiệu, logo, thương hiệu của mọi người sẽ được pháp luật bảo vệ tối đa khỏi những hành vi xâm phạm như đạo nhái, trộm cắp…

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG

Nhưng để tìm một đơn vị tư vấn và đại diện đăng ký uy tín để tiến hành khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn. Nhưng bạn không quá lo, Chúng tôi, DNG Brand, một trong những đơn vị hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu độc quyền uy tín nhất Đà Nẵng, có hơn 13 năm kinh nghiệm, sẽ giúp bạn.

MỤC LỤC:

  • 1. Nhãn hiệu/Logo Công ty
  • 2. Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu tại DNG Business
  • 3. Phí dịch vụ và Phương thức thanh toán
  • 4. Cam kết dịch vụ

QUy trình đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng

I. NHÃN HIỆU/LOGO/THƯƠNG HIỆU CÔNG TY

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

II.  DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI DNG BRAND

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng cho quý khách hàng, DNG Business cung cấp dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu trọn gói để giảm thiểu tối đa công sức, thời gian đi lại cũng như tiết kiệm một phần chi phí không cần thiết cho khách hàng. DNG Business đã có hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho hàng ngàn doanh nghiệp, cá nhân trong việc xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng

Quý khách hàng có thể tham khảo nội dung công việc mà chúng tôi sẽ thực hiện khi tiến hành các thủ tục pháp lý để cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dưới đây:

Bước 1: Tư vấn các vấn đề liên quan đến Nhãn hiệu 

  • Chuyên viên tiếp nhận tư vấn các yêu cầu của khách hàng về đăng ký nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

  • Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, tư vấn miễn phí cho toàn bộ yêu cầu của khách hàng từ khâu tra cứu nhãn hiệu, đánh giá đến nộp hồ sơ và theo dõi cấp văn bằng.

  • Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ

  • Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;

  • Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;
  • Báo phí dịch vụ cam kết thấp nhất (Phí tư vấn luôn miễn phí) và ký kết hợp tác với khách hàng trong cả nước. 

Bước 2: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký của Logo, nhãn hiệu

Doanh nghiệp có thể gửi mẫu nhãn hiệu kèm danh mục sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu bảo hộ cho DNG Business để được tra cứu sơ bộ (miễn phí) và tra cứu chuyên sâu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

  • Tra cứu sơ bộ miễn phí

DNG Business sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ miễn phí cho khách hàng để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu trong vòng 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp thông tin.

Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký DNG Business sẽ tư vấn và đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng sau này.

  • Tra cứu chuyên sâu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Trường hợp sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu có khả năng đăng ký thì tra cứu chuyên sâu qua dữ liệu Việt Nam và quốc tế để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu và tiết kiệm thời gian.

Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không?

Tuy nhiên, việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng (một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu như đã trình bày mục trên).

  • Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, Gồm có: 

  • 03 Tờ khai đăng kí theo mẫu quy định;
  • 05 mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Quý khách chỉ cần cung cấp những tài liệu sau:

Đăng ký thương hiệu tại Đà Nẵng

  • Bản sao CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân đối với cá nhân
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh
  • File gốc mẫu Nhãn hiệu

Bước 4. Nộp đơn đăng ký bảo hộ Logo, nhãn hiệu

Sau khi soạn thảo hồ sơ xong, DNG Business sẽ gửi hồ sơ cho khách hàng ký/đóng dấu, sau đó chúng tôi sẽ nộp đơn tại:

-    Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập (tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh):

  •  386 đường Nguyễn Trãi –  quận Thanh Xuân – Hà Nội.
  • Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
  • Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

-    Nộp qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên. Cục Sở hữu trí tuệ không gửi trả lại các tài liệu đã nộp (trừ bản gốc tài liệu nộp để kiểm tra khi đối chiếu với bản sao).

Bước 5. Nhận kết quả có dấu xác nhận đơn từ Cục SHTT và trao kết quả cho Khách hàng

Bước 6. Theo dõi hồ sơ Nhãn hiệu

DNG Business sẽ hỗ trợ theo dõi đơn Nhãn hiệu cho khách hàng đến khi có kết quả cuối cùng. Có 04 giai đoạn trong quy trình đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền, như sau:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn chấp nhận hình thức.

Sau khi nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền, trong vòng 01 tháng tính từ ngày nộp đơn, đơn vị tiếp nhận đơn sẽ tiến hành kiểm tra hình thức của đơn và ra quyết định có chấp nhận đơn hay không.

- Giai đoạn 2: Công bố đơn

Đơn sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện về hình thức và được chấp nhận, sau một khoảng thời gian nhiều nhất là 02 tháng cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện công bố đơn lên công báo sở hữu công nghiệp theo như quy định của luật sở hữu trí tuệ.

- Giai đoạn 3: Thực hiện thẩm định nội dung đơn

Sau khi công bố đơn hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định nội dung trong đơn như mẫu thiết kế, các giấy tờ tài liệu có liên quan có phù hợp và chính xác với thực tế hay không. Thời gian để thực hiện giai đoạn này tối đa là 09 tháng kể từ ngày kết thúc giai đoạn 2.

(Trên thực tế: thời gian xét nghiệm đơn đăng kí nhãn hiệu từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng thông thường kéo dài từ 15 – 18 tháng )

- Giai đoạn 4: Cấp văn bằng

Quá trình thẩm định kết thúc, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho bên nộp đơn về quyết định cấp văn bằng độc quyền nhãn hiệu bằng văn bản. Trường hợp quyết định không cấp văn bằng sẽ được nêu rõ lý do cho đơn vị tiến hành sửa đổi, bổ sung. Đơn vị hoàn thành các nghĩa vụ về phí trước khi nhận văn bằng.

III. PHÍ DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG

- Phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu được tính theo số lượng nhãn hiệu và nhóm ngành sản phẩm dịch vụ.

  • Phí dịch vụ phổ biến: 3.000.000đ (cho 01 nhãn hiệu và 01 nhóm ngành);
  • Phí dịch vụ chuyên sâu: cộng thêm 1.000.000đ cho mỗi nhóm ngành đăng ký tiếp theo (có tất cả 45 nhóm ngành).

Phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Đà nẵng

DNG BUSINESS sẽ xem xét từng trường hợp để báo phí chuẩn xác qua email và gửi đến khách hàng bảng báo phí chuyên nghiệp.

IV. CAM KẾT DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ LOGO ĐỘC QUYỀN ĐÀ NẴNG

Bắt đầu dịch vụ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG  từ năm 2009, đến nay, DNG BUSINESS đã đăng ký thành công cho hàng nghìn NHÃN HIỆU. Vì một thương hiệu DNG BUSINESS uy tín và bền vững , Chúng tôi cam kết dịch vụ:

Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Đà Nẵng

Chính xác. DNG BUSINESS luôn cố gắng thực hiện dịch vụ chính xác, đúng nội dung, đúng yêu cầu, đúng trình tự và đúng pháp luật.

Bảo mật. DNG BUSINESS cam kết bảo mật thông tin trước, trong và sau đăng ký cho đến khi đăng ký bảo hộ thành công.

Thành công. DNG BUSINESS đảm bảo việc đăng ký Nhãn hiệu là thành công; hoặc/và theo đuổi tới cùng để thành công. Cam kết hoàn phí nếu đăng ký không thành công do lỗi từ DNG BUSINESS.

Cục sở hữu trí tuệ Đà Nẵng

Hãy liên hệ ngay đến DNG Brand để nhận tư vấn và hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tại Đà Nẵng theo thông tin sau:


CÔNG TY TNHH DNG

Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại/Hotline: 0915-888-404

DỊCH VỤ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG

DỊCH VỤ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG

Bài viết bao gồm nội dung giới thiệu, quy trình làm việc, thời gian thực hiện và báo giá DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN TẠI ĐÀ NẴNG và Miền trung.

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TẠI ĐÀ NẴNG

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TẠI ĐÀ NẴNG

"DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TẠI ĐÀ NẴNG" - Hiện nay, để đưa sản phẩm ra thị trường được thuận tiện cũng như theo đúng trình tự quy định của pháp luật, doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký mã vạch hay còn hay được gọi là đăng ký mã vạch sản phẩm; đăng ký mã số mã vạch để hợp pháp hóa quá trình trên. Vậy đăng ký mã vạch là gì? Tại sao lại phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm? Cách đăng ký như thế nào? Làm thế nào để chọn được dịch vụ đăng ký  đáng tin cậy?… Tất cả đều được trình bày, giải thích trong bài viết sau.

MỤC LỤC:

  • 1. Mã số mã vạch
  • 2. Lựa chọn Mã số mã vạch
  • 3. Quy trình Đăng ký Mã số mã vạch
  • 4. Chi phí khi sử dụng Dịch vụ Đăng ký MSMV tại DNG

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TẠI ĐÀ NẴNG

I. MÃ SỐ MÃ VẠCH 

Mã số mã vạch là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt.Mã số mã vạch là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt.

Sử dụng mã số mã vạch trên hàng hoá mang lại nhiều lợi ích, lợi ích lớn nhất của việc áp dụng mã số mã vạch trong bán hàng đó chính là:

-  Tăng năng suất: nhanh chóng tính tiền, làm hóa đơn phục vụ khách hàng;

-  Tiết kiệm: sử dụng ít nhân lực, tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán;

-  Chính xác: nhờ mã vạch, người ta phân biệt chính xác các loạl hàng hóa mà có khi bằng mắt thường ta thấy chúng rất giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn

II.  LỰA CHỌN MÃ VẠCH PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

Hiện nay có các mã số mà Quý khách có thể lựa chọn đăng ký tuỳ thuộc vào số lượng sản phẩm và nhu cầu của Quý khách như sau:

  • Mã 7 chữ số: áp dụng đối với khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 10.000 dưới 100.000 sản phẩm.
  • Mã 8 chữ số: áp dụng đối với khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 1000 dưới 10.000 sản phẩm.
  • Mã 9 chữ số: áp dụng đối với khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 100 dưới 1. 000 sản phẩm.
  • Mã 10 chữ số: áp dụng đối với khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm dưới 100 sản phẩm.
  • Mã EAN 13 là mã địa điểm toàn cầu: có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra.

III. QUY TRÌNH TƯ VẤN ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TẠI DNG BUSINESS

Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đăng ký mã số mã vạch, DNG Business đã và đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Với ưu điểm vượt trội là đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý vững chuyên môn, DNG Business có kinh nghiệm đăng ký mã vạch cho hơn 3000 cá nhân, tổ chức, tận tình hỗ trợ khách hàng mọi nơi, mọi lúc.

Trong quá trình tư vấn và cung cấp dịch vu đăng ký mã số mã vạch sản phẩm, DNG Business sẽ thực hiện các công việc sau:

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TẠI ĐÀ NẴNG

1. Tư vấn Đăng ký Mã số mã vạch

-  Tư vấn lựa chọn loại MSMV, số lượng MSMV phù hợp với quy mô, dự định của Doanh nghiệp.

-  Tư vấn lựa chọn MSMV phù hợp với đặc thù sản phẩm của Doanh nghiệp.

-  Tư vấn và hoàn thiện hồ sơ đăng ký MSMV.

-  Hỗ trợ Doanh nghiệp thực hiện Bản mô tả chi tiết sản phẩm được dùng để đăng ký MSMV.

-  Theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ. 

-  Tư vấn doanh nghiệp cách sử dụng Mã số mã vạch trong in ấn.

-  Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình sử dụng mã số mã vạch.

2. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục đăng ký mã số mã vạch:

- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, chúng tôi sẽ tiến hành soạn hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho khách hàng;

- Đại diện lên Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng để nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho khách hàng;

- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;

- Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch tại tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho khách hàng;

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TẠI ĐÀ NẴNG

3. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp

Để thực hiện đăng ký mã số mã vạch, Quý khách cần cung cấp cho DNG Business :

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức
  • Danh mục sản phẩm của Quý khách

Hồ sơ Đăng ký Mã số Mã vạch, bao gồm:

  • 02 bản đăng ký sử dụng mã số đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng ký tên, đóng dấu;
  • 01 bản sao “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại hoặc “ Quyết định thành lập” đối với các tổ chức khác
  • 02 bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN

4.  Thời gian thực hiện

Sau 07 ngày làm việc có Mã số tạm thời

Sau 02 tháng sẽ có Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch

IV.CHI PHÍ KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ MSMV TẠI DNG BUSINESS

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TẠI ĐÀ NẴNG

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

Đăng ký kiểu dáng Công nghiệp.

Đăng ký kiểu dáng Công nghiệp.

BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP là nền tảng cho việc phát triển sản xuất, là quyền lợi cốt lõi cho chủ sở hữu KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP. Bài viết sau giới thiệu nội dung, quy trình làm việc, thời gian thực hiện và báo giá DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG.
DỊCH VỤ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG

DỊCH VỤ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG

"DỊCH VỤ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG" - Kiểu dáng công nghiệp là gì? thủ tục đăng ký như thế nào? đăng ký ở đâu?...

Sau đây thanhlapcongtydanang.com sẽ tổng hợp những liên quan đến kiểu dáng công nghiệp để bạn đọc tham khảo.

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

DỊCH VỤ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG

I. KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1. Khái niệm:

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

2. Điều kiện bảo hộ

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

- Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

- Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

(a) Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

(b) Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

(c) Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

(d) Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

II.  THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1. Tài liệu tối thiểu

- 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN  Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

- 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:

+ Tên kiểu dáng công nghiệp;

+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;

+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;

+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp].

- 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2. Các tài liệu khác (nếu có)

- Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

3. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký

- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn;

- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư  01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

- Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

- Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

- Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

- Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

4. Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;

- Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;

- Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;

- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;

- Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;

- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;

- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.

Lưu ý: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại)

5. Thời hạn xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng

- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

- Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

6. Hình thức nộp đơn

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

a) Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

b) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

II.  THỦ TỤC SỬA ĐỔI, CHUYỂN GIAO ĐƠN

1. Thủ tục sửa đổi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

- Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi đơn.

- Hồ sơ sửa đổi đơn gồm:

  • 02 Tờ khai yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số: 01-SĐĐ Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  • Tài liệu pháp lý chứng minh việc sửa đổi [Riêng đối với yêu cầu sửa đổi nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, người nộp đơn phải nộp bản tài liệu tương ứng đã được sửa đổi kèm  theo bản chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu đã nộp, cụ thể: 04 Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ, bản mô tả kiểu dáng công nghiệp. Đồng thời, việc sửa đổi không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã được bộc lộ nêu trong đơn];
  • Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu sửa đổi đơn nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)
  • -  Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn (160.000VNĐ/01 nội dung yêu cầu sửa đổi), Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn yêu cầu sửa đổi trong trườ
  • ng hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).

Trường hợp sửa đổi đơn liên quan đến nội dung (bổ sung thêm đối tượng/phương án) người nộp đơn cần nộp phí thẩm định đơn cho đối tượng/phương án bổ sung (700.000VNĐ/đối tượng/phương án), Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung cho đối tượng/phương án bổ sung (480.000VNĐ/đối tượng/phương án), Phí công bố hình cho đối tượng/phương án bổ sung (60.000VNĐ/hình).

- Yêu cầu sửa đổi đơn được nộp sau khi có Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí thuộc trường hợp sửa đổi thông tin liên quan đến bản chất đối đượng nêu trong đơn (cụ thể, bộ ảnh chụp/bản vẽ, bản mô tả) thì đơn phải được thẩm định lại và thu phí thẩm định theo từng đối tượng (700.000VNĐ/01 đối tượng)

- Thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp: 02 tháng

- Hình thức nộp đơn:

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

(i) Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp yêu cầu sửa đổi đơn trực tiếp hoặc qua bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu sửa đổi đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

(ii) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi  yêu cầu sửa đổi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và ngược lại nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

2. Yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

- Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể  yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc thay đổi chủ đơn trên cơ sở chuyển nhượng, thừa kế, kế thừa hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Hồ sơ chuyển nhượng gồm:

(i) 02 Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, đánh máy theo mẫu số: 01-CGĐ Phụ lục B của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) Tài liệu chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó);

(iii) Giấy ủy quyền (nếu yêu cầu chuyển nhượng đơn nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)

(iv) Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (160.000VNĐ/01 đơn đăng ký); Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn đăng ký trong trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).

- Thời hạn xử lý yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp: 02 tháng.

-  Hình thức nộp đơn:

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

(i) Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu chuyển nhượng đơn trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

(ii) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi  yêu cầu chuyển nhượng đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và ngược lại nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

3. Tách đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

- Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tách đơn. Đơn tách mang số đơn mới và được lấy ngày nộp đơn của đơn ban đầu hoặc các ngày ưu tiên của đơn ban đầu (nếu có).

- Hồ sơ tách đơn gồm:

(i) 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN,  Phụ luc A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, trên tờ khai đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần ghi cụ thể số đơn và ngày nộp đơn của đơn gốc ban đầu);

(ii)  01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;

(iii)  Văn bản đề nghị tách đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

(iv)  Giấy ủy quyền (nếu đơn được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

(v) Phí, lệ phí đơn tách được tính như sau:

- Trường hợp đơn ban đầu đã có kết quả thẩm định nội dung đơn:

(i) Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

(ii) Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

(iii) Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình

- Riêng đối với văn bản đề nghị tách đơn nộp cho đơn ban đầu người nộp đơn cần nộp Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi 160.000 VNĐ.

- Trường hợp đơn ban đầu chưa có kết quả thẩm định nội dung đơn:

+ Tách phương án đã nêu tại đơn ban đầu sang đơn khác, đơn tách cần nộp:

(i) Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

(ii) Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

+ Tách đối tượng chưa được nêu tại đơn ban đầu sang đơn khác, đơn tách cần nộp các khoản phí, lệ phí như đối với đơn ban đầu.

- Thời hạn xử lý: đơn tách được thẩm định về hình thức và tiếp tục xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với đơn ban đầu.

- Hình thức nộp đơn:

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

(i) Hình thức nộp đơn giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn tách đơn trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ tách đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

(ii) Hình thức nộp đơn trực tuyến

- Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

- Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi  đơn tách trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ , sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để  xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và ngược lại nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

III. THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẰNG BẢO HỘ

1. Quy định về gia hạn hiệu lực VBBH

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm. Trường hợp kiểu dáng công nghiệp có nhiều phương án thì Bằng độc quyền có thể được gia hạn đối với tất cả hoặc một số phương án, trong đó phải có phương án cơ bản.

Để được gia hạn hiệu lực VBBH, trong vòng 06 tháng tính đến ngày VBBH hết hiệu lực chủ VBBH phải nộp đơn yêu cầu gia hạn. Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày VBBH hết hiệu lực và chủ VBBH phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn.

- Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực VBBH gồm:

+ Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực VBBH (theo mẫu 02-GH/DTVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Bản gốc VBBH (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào VBBH);

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định ghi nhận gia hạn hiệu lực VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối gia hạn hiệu lực VBBH. Cập nhật nội dung gia hạn vào bản gốc VBBH (nếu có) và trả văn bằng cho chủ sở hữu.

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí gia hạn hiệu lực: 100.000 đồng/phương án

+ Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn:10% lệ phí gia hạn/mỗi tháng nộp muộn

+ Phí thẩm định yêu cầu gia hạn: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí sử dụng VBBH: 700.000 đồng/phương án

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận gia hạn: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định gia hạn hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/VBBH

2. Quy định về cấp phó bản/cấp lại VBBH

Cấp phó bản VBBH trong trường hợp quyền SHCN thuộc sở hữu chung, VBBH được cấp cho chủ sở hữu đầu tiên trong danh sách, các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu cấp phó bản và phải nộp phí dịch vụ cấp phó bản.

Cấp lại VBBH khi văn bằng bị mất, hỏng, rách, bẩn phai mờ đến mức không sử dụng được, bị tháo rời không giữ được dấu niêm phong.

- Hồ sơ yêu cầu cấp phó bản/cấp lại VBBH gồm:

+ Tờ khai yêu cầu cấp phó bản/cấp lại VBBH (theo mẫu 03-PBVB/GCN tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp trong VBBH gốc;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối cấp phó bản/cấp lại VBBH. Trả văn bằng cấp phó bản/cấp lại cho chủ sở hữu.

- Phí, lệ phí:

+ Phí công bố Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH: 120.000 đồng/đơn

  • Phí đăng bạ Quyết định cấp phó bản/cấp lại VBBH: 120.000 đồng/VBBH

+ Phí dịch vụ (tạm thời chưa thu, chờ đến khi có quy định cụ thể sẽ thu sau)

3. Quy định về sửa đổi VBBH

Sửa đổi VBBH khi có sự thay đổi thông tin về tên/địa chỉ của chủ VBBH; thay đổi thông tin về tên, quốc tịch của tác giả; thay đổi chủ VBBH (chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia tách, hợp nhất….).

Yêu cầu ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện SHCN.

Yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ: yêu cầu loại bỏ một hoặc một số phương án hoặc một số sản phẩm trong bộ sản phẩm.

- Hồ sơ yêu cầu sửa đổi VBBH gồm:

+ Tờ khai yêu cầu sửa đổi VBBH (theo mẫu 01-SĐVB tại Phụ lục C của Thông tư 01);

+ Bản gốc VBBH;

+ Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền);

+ Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của các cơ quan có thẩm quyền khác);

+ Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;

+ 05 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

Nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ, phải tiến hành thẩm định lại. Thời hạn thẩm định lại: đối với kiểu dáng công nghiệp: không quá 04 tháng và 20 ngày

Trường hợp phức tạp thời hạn thẩm định phải kéo dài, tuy nhiên cũng không quá thời hạn thẩm định lần đầu.

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định ghi nhận sửa đổi VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối sửa đổi VBBH. Cập nhật nội dung sửa đổi vào bản gốc VBBH và trả văn bằng cho chủ sở hữu.

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi VBBH: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/đơn 

+ Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi (nếu có):  60.000 đồng /hình

+ Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi VBBH:      120.000 đồng/VBBH

+ Phí thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): tương ứng với phí thẩm định lần đầu: 700.000 đồng/phương án

4. Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển nhượng quyền SHCN là việc chủ sở hữu chuyển giao quyền SHCN của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng quyền SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu chuyển nhượng (theo mẫu 01-HĐCN tại Phụ lục D của Thông tư 01);

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN;

+ Bản gốc VBBH;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền SHCN, nếu quyền SHCN tương ứng thuộc sở hữu chung;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chốighi nhận chuyển nhượng quyền SHCN. Cập nhật nội dung chuyển nhượng vào bản gốc VBBH và trả văn bằng cho chủ sở hữu.

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/đơn        

+ Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/VBBH                                                                 

5. Quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác được sử dụng đối tượng SHCNthuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Hồ sơ yêu cầu chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (theo mẫu 02-HĐSD tại Phụ lục D của Thông tư 01); chỉ dẫn đường link mẫu tờ khai tại đây

+ Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (02 bản);

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, nếu quyền SHCN tương ứng thuộc sở hữu chung;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN. Cập nhật nội dung chuyển nhượng vào bản gốc VBBH nếu hợp đồng được đăng ký và trả văn bằng cho Người nộp đơn.

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng: 230.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/VBBH

6. Quy định về sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Sửa đổi nội dung hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN khi có sự thay đổi tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng hoặc thay đổi nội dung các điều khoản nêu trong hợp đồng.

Gia hạn hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN trong trường hợp các bên thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng sau khi hết thời hạn của hợp đồng hoặc cần tiến hành gia hạn hiệu lực của từng đối tượng chuyển giao trong hợp đồng.

Chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN khi một trong các bên có yêu cầu chấm dứt hiệu lực hợp đồng trước thời hạn.

Việc sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đã đăng ký đều phải được ghi nhận tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Hồ sơ yêu cầu ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (theo mẫu 03-SĐHĐ tại Phụ lục D của Thông tư 01); chỉ dẫn đường link mẫu tờ khai tại đây

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng (trường hợp sửa đổi nội dung, gia hạn hiệu lực hợp đồng);

+ Tài liệu chứng minh việc sửa đổi tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng;

+ Thỏa thuận, tài liệu ghi nhận các điều khoản cụ thể cần sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc chấm dứt hiệu lực hợp đồng;;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trả GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho Người nộp đơn.

- Phí, lệ phí:

+ Phí thẩm định yêu cầu ghi nhận sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 160.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi nội dung/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/VBBH

7. Quy định về cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

- Hồ sơ yêu cầu cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN gồm:

+ Tờ khai yêu cầu cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (theo mẫu 03-PBVB/GCN tại Phụ lục C của Thông tư 01); chỉ dẫn đường link mẫu tờ khai tại đây

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCNvà công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trả bản cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho người nộp đơn

- Phí, lệ phí:

+ Phí công bố Quyết định cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định cấp phó bản/cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/VBBH

+ Phí dịch vụ (tạm thời chưa thu, chờ đến khi có quy định cụ thể sẽ thu sau).

8. Quy định về yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH (do chủ văn bằng tuyên bố từ bỏ quyền SHCN)

Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực khi chủ VBBH tuyên bố từ bỏ quyền SHCN. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét và ra Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ VBBH.

- Hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH gồm:

+ Tờ khai chấm dứt hiệu lực VBBH (theo mẫu 04-CDHB tại Phụ lục C của Thông tư 01); chỉ dẫn đường link mẫu tờ khai tại đây

+ Văn bản thuyết minh lý do yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH;

+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

- Thời hạn thẩm định: 10 ngày kể từ ngày nộp đơn

- Kết quả thực hiện: Ra Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH và công bố trên Công báo SHCN hoặc Thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực VBBH.

- Phí, lệ phí:

+ Lệ phí yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH: 50.000 đồng/đơn

+ Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực VBBH: 180.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/đơn

+ Phí đăng bạ Quyết định chấm dứt hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/VBBH

IV.  THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

1. Quy định chung

1.1.  Quyền khiếu nại

Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan.

1.2.  Thời hiệu khiếu nại

Khiếu nại lần đầu được thực hiện trong vòng chín mươi ngày, kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;

Khiếu nại lần thứ hai là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

1.3. Trình tự khiếu nại

Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại của cấp trực tiếp ra quyết định hoặc thông báo liên quan đến sở hữu công nghiệp (khiếu nại lần thứ nhất) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan này thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (khiếu nại lần thứ hai) hoặc khởi kiện tại toà án. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khởi kiện tại toà án.

1.4.  Hồ sơ khiếu nại 

Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng đơn khiếu nại, trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung thông báo hoặc quyết định bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ thông báo hoặc quyết định liên quan.

2. Nộp đơn khiếu nại

2.1. Thực hiện

- Nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ và các Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.

- Qua bưu điện.

2.2. Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm: 

 Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

+ Văn bản giải trình khiếu nại và chứng cứ chứng minh lý lẽ khiếu nại;                     

+ Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ; 

+ Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất (đối với khiếu nại lần thứ hai);

+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

3. Giải quyết đơn khiếu nại

3.1. Thụ lý đơn khiếu nại

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải kiểm tra đơn theo các yêu cầu về hình thức và ra thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đơn khiếu nại có được thụ lý hay không, trong đó ghi nhận ngày thụ lý đơn hoặc nêu rõ lý do không thụ lý đơn.

b) Đơn khiếu nại không được thụ lý nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Người khiếu nại không có quyền khiếu nại;

(ii) Đơn khiếu nại nộp ngoài thời hiệu quy định;

(iii) Đơn khiếu nại không đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 22.1 và điểm 22.2 của Thông tư này.

3.2. Bên liên quan

a) Đối với những đơn khiếu nại đã thụ lý, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản về nội dung khiếu nại cho người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp (“bên liên quan”) và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến.

b) Bên liên quan có quyền cung cấp thông tin, chứng cứ chứng minh cho lý lẽ của mình trong thời hạn nêu tại điểm 22.6.a trên đây, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm xem xét các thông tin, chứng cứ đó khi giải quyết khiếu nại.

c) Nếu kết thúc thời hạn nêu trên mà bên liên quan không có ý kiến thì khiếu nại sẽ được giải quyết trên cơ sở ý kiến của người khiếu nại.

3.3. Quyết định giải quyết khiếu nại

a) Căn cứ vào lập luận, chứng cứ của người khiếu nại và bên liên quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

b) Trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo cho người khiếu nại và bên liên quan về những lập luận và chứng cứ của bên kia được sử dụng để giải quyết khiếu nại cũng như kết luận giải quyết khiếu nại.

c) Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

3.4. Công bố

Quyết định giải quyết khiếu nại được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

3.5. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại

a) Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu sau ngày kết thúc thời hiệu khiếu nại lần thứ hai mà người khiếu nại không khiếu nại lần thứ hai và sau thời hiệu khởi kiện hành chính nếu người khiếu nại không khởi kiện hành chính; hoặc

b) Quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai và người khiếu nại không khởi kiện hành chính trong thời hạn quy định hoặc theo quyết định đã có hiệu lực của toà án nếu người khiếu nại tiến hành khởi kiện hành chính.

4. Thủ tục đề nghị hủy bỏ văn bằng bảo hộ và chấm dứt hiệu lực

4.1. Quyền đề nghị

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp thấy rằng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, sáng chế đã được cấp có ảnh hưởng đến quyền của văn bằng bảo hộ của mình đều có quyền đề nghị đề nghị cơ quan chức năng hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đã được cấp.

4.2. Căn cứ pháp luật

Cơ sở pháp luật đề nghị hủy bỏ như sau:

“Theo quy định tại điều 96 Luật Sở hữu Trí tuệ:

1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;

b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.

2. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản (1) và (2) Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.

Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.

4. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.

5. Quy định tại các khoản (1), (2), (3) và (4) Điều này cũng được áp dụng đối với việc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.”

4.3. Nộp đơn đề nghị

Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực và đề nghị hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gồm:

- Tờ khai yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ;

- Chứng cứ liên quan đến yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu Văn bằng bảo hộ,

- Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan khác.

4.4. Giải quyết đơn

Quy trình xử lý đề nghị chấm dứt hiệu lực và đề nghị hủy bỏ hiệu Văn bằng bảo hộ như sau:

Trường hợp yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do người thứ ba thực hiện, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ trong đó ấn định thời hạn là 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ liên quan

Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm dứt/huỷ bỏ một phần/toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 95 và khoản 4 Điều 96 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4.5. Khiếu nại quyết định giải quyết

Nếu không đồng ý với nội dung quyết định xử lý yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ, người yêu cầu hoặc bên liên quan có quyền khiếu nại quyết định hoặc thông báo liên quan theo trình tự đã nêu tại các phần I, II, III.

4.6. Công bố

Quyết định chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

V.  BẢNG PHÂN LOẠI

Phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (Phân loại Locarno)

Là một hệ thống phân loại quốc tế được sử dụng để phân loại các sản phẩm phục vụ cho mục đích đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Phân loại quốc tế Locarno bắt đầu có hiệu lực vào năm 1968 theo Thỏa ước Locarno và được một Hội đồng chuyên gia của Ủy ban Locarno tiến hành sửa đổi thường kỳ.

VI. TRA CỨU THÔNG TIN

1. Mục đích tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp

- Tránh xâm phạm quyền SHCN đối với các đối tượng SHCN đã được bảo hộ của chủ thể khác;

- Đánh giá khả năng bảo hộ của các đối tượng SHCN (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ);

- Phản đối việc cấp văn bằng cho các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả sau khi đã được cấp bằng;

- Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật đã biết;

- Xác định và đánh giá công nghệ để mua, bán li-xăng và chuyển giao công nghê;

- Xác định các công nghệ thay thế;

- Nắm bắt các giải pháp có sẵn cho các vấn đề kỹ thuật;

- Tìm kiếm ý tưởng cho việc tiếp tục đổi mới công nghệ;

- Tìm kiếm các đối tác kinh doanh;

- Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện thời và tiềm năng trong tương lai;

- Tìm kiếm thị trường thích hợp;

- Lựa chọn các đối tượng SHCN đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất.

2. Công cụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp

- Các cơ sở dữ liệu tra cứu trên internet;

- Các Bảng phân loại (IPC, Locarno, Ni-xơ, Viên)

- Bảng tra theo từ khóa;

- Các đĩa quang dùng để tra cứu;

- Công báo SHCN;

- Sổ Đăng bạ quốc gia.

3. Một số trang web tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp hữu ích

HTTP://IPLIB.NOIP.GOV.VN/WEBUI/WSEARCHIND.PHP

Đây là trang web thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

HTTP://WWW.WIPO.INT/DESIGNDB/EN/INDEX.JSP

Đây là trang web tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp của WIPO, tại trang web này, người dùng tin có thể tra cứu thông tin của hơn 2 triệu đơn/bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, trong đó có khoảng trên 80.000 đơn/bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp nộp theo Thỏa ước Lahay.

HTTPS://WWW.TMDN.ORG/TMDSVIEW-WEB/WELCOME

Đây là trang web tra cứu thông tin kiểu dáng công nghiệp do EUIPO cung cấp, tại công cụ tra cứu này, người dùng tin có thể tra cứu khoảng 10 triệu tư liệu về kiểu dáng công nghiệp, được EUIPO thu thập từ hơn 60 quốc gia/tổ chức trên thế giới, trong đó có các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và các đơn nộp qua WIPO theo Thỏa ước Lahay.

Trên đây là tổng quan về kiểu dáng công nghiệp, để biết thêm thông tin và được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ thanhlapcongtydanang.com.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!  TẠM NGỪNG KINH DOANH TẠI ĐÀ NẴNG

Thế nào là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thế nào là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hàng vi vi phạm sở hữu trí tuệ diễn ra thường xuyên và là một vấn đề phức tạp ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Do đó, việc nâng cao ý thức bảo hộ tài sản trí tuệ cần được quan tâm nhiều hơn và bản thân chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ cũng cần tự ý thức trong việc đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ của mình.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thế nào là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ?

Theo Luật sở hữu trí tuệ đối tượng của sở hữu trí tuệ gồm 3 nhóm chính (i) Sở hữu công nghiệp (ii) bản quyền tác giả (iii) quyền liên quan đến giống cây trồng vật nuôi. Do đó, bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với 03 đối tượng nêu trên đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo vệ. Cụ thể, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

– Hành vi xâm phạm quyền tác giả

– Hành vi xâm phạm quyền liên quan

– Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

– Hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh

– Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

Làm thế nào để ngăn chặn hàng vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Để có thể ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, điều duy nhất chủ sở hữu cần thực hiện là tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ, việc đăng ký ngoài việc giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ còn giúp chủ sở hữu có thể tiến hành biện pháp hành chính và hình sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với đối tượng đã đăng ký bảo hộ.

Ngoài ra, chủ sở hữu cần có biện pháp cần thiết để khách hàng, người tiêu dùng tự ý thức được việc nên sử dụng sản phẩm chính hãng và có nguồn gốc rõ ràng để tránh việc sử dụng hàng nhái, hàng giả dẫn đến hậu quả không mong muốn từ việc sử dụng hàng kém chất lượng này.

Hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bị xử lý như thế nào?

Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được xử lý bằng biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm. Cụ thể như sau:

– Xử hành hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính trong trường hợp sau đây:

+ Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

+ Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

– Xử hành hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sư trong trường hợp sau đây:

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bị xử lý như thế nào?

Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được xử lý bằng biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm. Cụ thể như sau:

– Xử hành hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính trong trường hợp sau đây:

+ Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

+ Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

– Xử hành hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sư trong trường hợp sau đây:

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

– Xử hành hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự trong trường hợp sau đây:

+ Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

+ Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

+ Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ những cơ quan sau đây có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

+ Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

+ Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Trên đây là tư vấn của Công ty DNG Business về các vấn đề liên quan đến hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung và thế nào là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ nói riêng. Trong trường hợp khách hàng có thắc mắc về các vấn đề nêu trên, khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty DNG Businesss theo địa chỉ sau đây để được giải đáp.

CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: KĐT Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Thế nào là hành vi vi phạm đối với tên thương mại?

Thế nào là hành vi vi phạm đối với tên thương mại?

Công ty DNG Business với các Luật sư uy tín, nhiều kinh nghiệm tư vấn thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại để khách hàng tham khảo.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

hành vi vi phạm tên thương mại

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại là mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Khách hàng có thể tham khảo Tên thương mại là gì? Điều kiện bảo hộ tên thương mại

Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ (Điều 13 Nghị định ..của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP).

Để xác định dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái; dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;

b) Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.

Quy định pháp lý về bảo vệ tài sản trí tuệ ở Nhật Bản

Quy định pháp lý về bảo vệ tài sản trí tuệ ở Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến là một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Cùng với đó, hệ thống bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nước này được đánh giá là hiệu quả cao và đáng tin cậy. So sánh các quy định pháp lý về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp của Nhật Bản và Việt Nam giúp đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Bảo vệ tài sản trí tuệ công nghiệp ở Nhật Bản

Khuôn khổ pháp lý và thể chế liên quan đến tài sản trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp của Nhật Bản và Việt Nam

Theo Luật Cơ bản về sở hữu trí tuệ của Nhật Bản ban hành năm 2002, khái niệm “tài sản trí tuệ” (IP) là các sáng chế, thiết bị, giống cây trồng mới, thiết kế, công trình và tài sản khác được tạo ra từ hoạt động sáng tạo của con người. Nhãn hiệu, tên thương mại và các dấu hiệu khác dùng để chỉ hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động kinh doanh, các thông tin kỹ thuật, kinh doanh khác có ích cho hoạt động kinh doanh cũng được xếp vào tài sản trí tuệ.

Theo đó, “quyền sở hữu trí tuệ” (IP right) là quyền bằng sáng chế, quyền mô hình tiện ích, quyền của nhà tạo giống, quyền thiết kế, bản quyền, quyền nhãn hiệu, quyền được quy định bởi luật pháp và các quy định sở hữu trí tuệ khác, hoặc quyền liên quan đến việc được bảo vệ quyền lợi(1).

Những luật đầu tiên liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ ở Nhật Bản ra đời vào năm 1959, chú trọng đến những tài sản trí tuệ thuộc lĩnh vực công nghiệp, như nhãn mác, bằng sáng chế, thiết kế. Các bộ luật này lần lượt được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhằm hoàn thiện hơn về nội dung.

Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng lần lượt ban hành các luật về cạnh tranh (Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh, Luật riêng về vi mạch), cùng nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung, văn bản hướng dẫn đi kèm với các luật khác để hoàn thiện khung khổ pháp lý và thể chế liên quan đến tài sản trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp.

Tại Việt Nam, quyền về sở hữu trí tuệ được chú trọng trong bản Hiến pháp đầu tiên (năm 1946), khi Nhà nước ghi nhận những quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả, quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản. Đến năm 1995, Bộ luật Dân sự đầu tiên được ban hành, quy định rõ về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, đánh dấu một bước tiến quan trọng về hoạt động lập pháp trong lĩnh vực này.

Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam được ban hành năm 2005, đánh dấu mốc đưa hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên sôi động với tất cả các loại hình tài sản trí tuệ được bảo hộ, bao gồm: bản quyền tác giả và các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng mới. Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hội nhập quốc tế, khắc phục các hạn chế, bất cập, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức Việt Nam bình đẳng với công dân và pháp nhân của các quốc gia, thúc đẩy các hoạt động thực thi tại Việt Nam(2).

Nhìn chung, hệ thống pháp luật quốc gia của Việt Nam về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ được quy định tương đối đầy đủ trong các văn bản pháp luật hiện hành, như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Công nghệ Thông tin... và các văn bản hướng dẫn các luật trên.

Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam hiện nay cho thấy, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thường được biểu hiện dưới hai dạng phổ biến: Tranh chấp trong quá trình xác lập quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp (chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ); tranh chấp trong quá trình sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trên thị trường bởi các bên thứ ba không có quyền và lợi ích hợp pháp (xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp).

Điều này cho thấy, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hơn nữa cơ chế bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp liên quan nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan.

Những điểm tương đồng và khác biệt

Trong các quy định về sở hữu trí tuệ của Nhật Bản, một điểm rất đáng chú ý là để tránh sự chồng chéo trong việc cấp bằng sáng chế cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ, nhiệm vụ này được giao cho Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO). Có thể nói, JPO là cơ quan cấp bằng sáng chế duy nhất tại Nhật Bản. Các bằng sáng chế được cấp bởi cơ quan khác sẽ không được coi là hợp lệ bảo đảm quyền sở hữu về mặt pháp lý cho người nhận.

Trong khi đó tại Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa và Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, cũng như về quyền sở hữu công nghiệp. Trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và bảo đảm các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước. Ngoài ra, Chính phủ giao Bộ Văn hóa và Thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Trong lĩnh vực cấp chứng nhận về sở hữu công nghiệp, mặc dù Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp nhưng lại không trực tiếp thẩm định tên thương mại, cấp chứng nhận tên thương mại, hoạt động này chủ yếu thuộc về sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện và chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong khi đó, do chưa có sự liên thông tra cứu đầy đủ khi xem xét công nhận tên riêng của tên thương mại của doanh nghiệp dẫn tới tình trạng tên riêng trong tên thương mại của doanh nghiệp đăng ký sau có thể trùng với tên riêng được sử dụng làm nhãn hiệu đang được bảo hộ của doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực và/hoặc khu vực kinh doanh. Một số trường hợp như vậy đã dẫn tới tranh chấp.

Theo Luật về bằng sáng chế của Nhật Bản, JPO có thẩm quyền cấp hoặc làm mất hiệu lực văn bằng bảo hộ, nhưng các tòa án khu vực có thể từ chối thực thi bằng sáng chế nếu có cơ sở để hủy bỏ. Nếu một trong hai bên không đồng ý với quyết định của JPO hoặc tòa án khu vực, có thể kháng cáo lên Tòa án Tối cao về Quyền sở hữu trí tuệ (IPHCJ) xem xét(3). IPHCJ là cơ quan quyền lực tối cao có nhiệm vụ đưa ra phán quyết cuối cùng cho tất cả các tranh chấp, bất đồng giữa các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước liên quan đến các tài sản trí tuệ nói chung.

Tại Việt Nam, theo quy định về việc chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan được giao thực hiện chức năng quản lý và bảo đảm các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước. Cục Sở hữu trí tuệ cũng là cơ quan được giao giải quyết khiếu nại của các bên liên quan đến chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Còn về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và tùy theo sự lựa chọn của chủ thể quyền, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam có thể bị xử lý tại tòa án (biện pháp tư pháp) hoặc thông qua một hệ thống các cơ quan hành chính có chức năng quản lý từng ngành, lĩnh vực tương ứng (biện pháp hành chính).

Mặc dù có một số lựa chọn và trải qua nhiều cấp giải quyết tranh chấp, nhưng Việt Nam lại thiếu một cơ chế hiệu quả để giải quyết các vụ, việc phức tạp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tại Nhật Bản, Cơ quan Sáng chế Nhật Bản sử dụng cơ chế hội đồng (gồm các xét nghiệm viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan) để xem xét và giải quyết tranh chấp. Tuy đây là phương án được ưu tiên để giải quyết những tranh chấp về sở hữu trí tuệ một nhanh chóng và hiệu quả tại Nhật Bản nhưng Việt Nam lại không áp dụng cơ chế này(4).

Tại Việt Nam, sau khi Luật Khiếu nại được ban hành năm 2011, cơ chế Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại lần đầu tiên được đề cập, theo đó, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại, trong trường hợp xử lý tranh chấp về sở hữu trí tuệ là trách nhiệm của Cục Sở hữu trí tuệ và Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây được xem là một bước tiến bộ để giải quyết các vụ, việc phức tạp. Tuy nhiên, đây không phải là cơ chế thường xuyên được áp dụng giải quyết mọi vụ khiếu nại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc trưng tập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại là công việc mất thời gian và chi phí tốn kém, trong khi đó, Luật Khiếu nại lại không có quy định các bên có liên quan phải trả chi phí cho hoạt động của Hội đồng này(5).

Bên cạnh hai cơ quan JPO và IPHCJ, Hải quan Nhật Bản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Cụ thể, Hải quan Nhật Bản chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu và trong trường hợp phát hiện sản phẩm và dịch vụ vi phạm sở hữu trí tuệ đã được đăng ký, sẽ có quyền thực hiện xử lý vi phạm theo Luật Hải quan và các quy định khác liên quan(6). Điều này cũng tương đồng với Việt Nam, vì theo quy định của Luật Hải quan và Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 216 và Điều 217), cơ quan hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi biện pháp biên giới, Hải quan Nhật Bản còn có quyền hành động mặc nhiên, tức là không cần có đơn yêu cầu của chủ thể quyền vẫn được phép tiến hành tạm dừng thủ tục hải quan trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù Hải quan Việt Nam cũng có quyền hành động mặc nhiên, nhưng các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này hiện nay còn nhiều điểm chưa rõ ràng, gây khó khăn cho công chức trong việc thực hiện quyền hành động mặc nhiên(7).

Một điểm lưu ý khác là trong trường hợp cần thiết, cơ quan Hải quan Nhật Bản có thể trưng cầu ý kiến của các ban tư vấn về kỹ thuật nhằm bảo đảm tính minh bạch của quyết định chấp nhận hay từ chối đơn yêu cầu của chủ thể quyền. Đây là điểm khác biệt của pháp luật Nhật Bản so với Việt Nam. Hải quan Việt Nam có thể tự đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối đơn yêu cầu bảo hộ mà không cần tham khảo ý kiến tư vấn của các cơ quan khác(8).

Một số hàm ý đối với Việt Nam

Thông qua việc nghiên cứu những quy định pháp lý về bảo vệ tài sản trí tuệ công nghiệp của Nhật Bản, so sánh những điểm tương đồng và hạn chế trong các quy định của Việt Nam, có thể nêu một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, cần có một khung pháp lý về bảo tồn và phát triển các tài sản trí tuệ bảo đảm tính chính xác, rõ ràng; những cải cách về hệ thống các biện pháp bảo tồn và phát triển các tài sản trí tuệ theo hướng có sự phân quyền rõ ràng, đối với các loại hình tài sản trí tuệ khác nhau được quản lý bởi các cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, việc xét xử các vụ tranh chấp và vi phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nên tập trung vào một tòa án duy nhất - tòa án về sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cần tiếp tục kiện toàn và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thực thi, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới mà trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện pháp luật hải quan, trong đó quy định cơ quan hải quan có quyền đương nhiên trong việc ra quyết định tạm dừng hàng hóa xuất, nhập khẩu nếu hàng hóa đó vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, cần có các biện pháp chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động phòng, chống hàng giả, hàng nhái với sự phối hợp của nhiều cơ quan liên quan của Chính phủ, của các trường đại học, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, cũng như cộng đồng người dân. Theo đó, Nhà nước đưa ra những chính sách thích hợp để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các bên liên quan tham gia các chương trình, hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, việc bảo tồn và phát triển các tài sản trí tuệ, đặc biệt là các tài sản trí tuệ công nghiệp, cần có sự phối hợp của các bên liên quan ngoài chính phủ, như các trường đại học, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, cũng như cộng đồng người dân. Do đó, cần những chính sách thích hợp để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các bên liên quan tham gia các chương trình, hoạt động bảo tồn và phát triển tài sản trí tuệ. Có thể xem xét việc thành lập một mạng lưới liên kết tập hợp sức mạnh của nhiều chuyên gia từ cả khu vực công và lẫn khu vực tư để phối hợp hiệu quả hơn trong công tác bảo tồn và phát triển tài sản trí tuệ./.

Hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ: Nhờn thuốc?

Hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ: Nhờn thuốc?

Tình hình gian lận về xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp và chưa có dấu hiệu thuyên giảm, ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp sản xuất trong nước và người tiêu dùng Việt Nam.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

hàng giả vi phạm sở hữu trí tuệ

Mới đây, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT), đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an Hà Nội) đồng loạt tiến hành kiểm tra 3 địa điểm sản xuất, kinh doanh quần áo do bà Nguyễn Kim Hoài là chủ tại địa bàn xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội). Lực lượng chức năng đã tạm giữ gần 15.000 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm sở hữu công nghiệp, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ tại Việt Nam. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa để tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý vụ việc.

rước đó, vào cuối tháng 4/2019, Cục QLTT Hà Nội cũng phát hiện cơ sở sản xuất nước giặt giả (thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn) do ông Thái Văn Tâm làm chủ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 524 chai nước giặt (dung tích 3,6kg) mang thương hiệu của Công ty TNHH LABICO Ánh Dương (trụ sở tại phường Đức Giang, quận Long Biên). Ngoài ra, lực lượng chức năng còn thu giữ thêm 25kg nhãn mác, 240 thùng carton và 170 chai nước giặt đã dán nhãn, nhưng chưa đóng hàng. Cơ sở này còn sản xuất thêm loại nước giặt, xả mang thương hiệu "Paris", nhưng không đúng theo đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ.

Đó chỉ là một vài trong số nhiều vụ được lực lượng chức năng phát hiện xử lý trong thời gian qua. Điều đó cho thấy, tình trạng buôn lậu, sản xuất hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn rất phức tạp. Thủ đoạn của các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ rất đa dạng.

Đối với hàng hóa đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, khó sản xuất thì các đối tượng thường đặt sản xuất gia công ở nước ngoài sau đó chuyển về Việt Nam tiêu thụ; đối với hàng hóa không đòi hỏi kỹ thuật cao, mẫu mã đơn giản, giá rẻ phù hợp với đa số người lao động có thu nhập thấp thường được sản xuất ngay trong nước, tại các khu công nghiệp, làng nghề…

Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được trà trộn với hàng thật hoặc đưa về vùng sâu, vùng xa tiêu thụ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Trong khi đó, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chủ yếu vẫn là xử lý hành chính. Công tác phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa chặt chẽ, chồng chéo. Có những vi phạm có thể xử lý được nhưng phải chờ kết luận của nhiều cơ quan liên quan khác nhau, dẫn đến vụ việc kéo dài...

Theo ông Chu Xuân Kiên - Quyền Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội, để việc chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả, bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc xây dựng văn bản bảo đảm tính thống nhất thì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp và người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về tác hại của việc tiêu thụ hàng giả, hàng lậu và quyền sở hữu trí tuệ… là hết sức quan trọng. Về phía doanh nghiệp, cần xác lập quyền sở hữu trí tuệ để được pháp luật bảo vệ.


 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Tại Việt Nam, pháp luật quy định nhiều biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu, chúng tôi sẽ tư vấn các biện pháp để khách hàng tham khảo.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại việt nam

Tại Việt Nam, pháp luật quy định nhiều biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu, chúng tôi sẽ tư vấn các biện pháp để khách hàng tham khảo.

1. Biện pháp tự bảo vệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tổn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam, được ghi nhận tại Điều 9 Bộ luật dân sự năm 2005 và được cụ thể hóa tại Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ.

Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền của minh. Các biện pháp mà chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn để áp dụng là: ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dút hành vi xâm phạm; buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có tòa án và trọng tài bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách trực tiếp gặp chủ thể vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, gửi thư điện tử, FAX hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu của mình. Người bị xâm phạm quyền sở hữu có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Tuy nhiên, việc chủ thể áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của mình không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Trong thực tế, khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, biện pháp bảo vệ quyền đầu tiên được áp dụng là tự bảo vệ. Trước hết, biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể. Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm.

2. Biện pháp hành chính bảo vệ sở hữu trí tuệ

Xử lí vi phạm hành chính đối với quyền sở hữu trí tuệ là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nhất định xử lí các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính được quy định tại Mục 1

Chương XVIII Luật sở hữu trí tuệ, Chương IV Nghị định của Chính phủ so 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ, Nghị định của Chính phủ số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Đối với biện pháp hành chính, cách thức bảo vệ quyền của chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất phong phú. Cụ thể, bao gồm các hình thức xử phạt hành chính (trong đó có hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung) và các biện pháp khắc phục hậu quả. Cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức xử phạt chính. Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, người xâm phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau: tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; đình chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm trong một thời hạn nhất định. Tuỳ từng trường hợp, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn phải chịu áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh tuệ; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá

Để bảo đảm việc xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp hành chính đạt hiệu quả, Luật sở hữu trí tuệ cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính. Các biện pháp cụ thể là: tạm giữ người, tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ; một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính trong những trường hợp nhất định theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 215 Luật sở hữu trí tuệ.

Theo Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ, biện pháp hành chính áp dụng để xử lí những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến mức gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho xã hội. Mặc dù pháp luật hình sự không quy định cụ thể, tuy nhiên chúng ta hiểu rằng khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu cơ quan nào xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hũu trí tuệ theo thủ tục hành chính cũng là một vấn đề lớn cần phải xem xét để hoàn thiện. Hiện nay, pháp luật quy định thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính cho rất nhiều cơ quan. Trong thực tế, các cơ quan này đôi khi hoạt động chồng chéo, đôi khi lại không cơ quan nào xử lí hành vi vi phạm. Chính vì vậy, để việc xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các cơ quan này phải độc lập với nhau nhưng đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động.

2. Biện pháp hình sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của toà án.

Bộ luật hình sự quy định các tội danh và hình phạt tương ứng nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo vệ quyền tác giả, Bộ luật hình sự quy định hai tội: tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131) và tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271).

Để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, Bộ luật hình sự quy định các tội: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158); tội lừa dối khách hàng (Điều 162); tội xâm phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).

Tuy nhiên, pháp luật hình sự mới chỉ quy định các tội xâm phạm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp mà chưa quy định các tội xâm phạm quyền đối với giống cây trồng. Bởi vậy, khi xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự, các nguyên tắc chung của pháp luật hình sự được áp dụng để giải quyết.

4. Biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lí hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lí bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Các tranh chấp sở hữu trí tuệ là loại tranh chấp dân sự, bởi vậy về nguyên tắc tranh chấp sở hữu trí tuệ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều đặc thù của vi phạm, tranh chấp sở hữu trí tuệ, Luật sở hữu trí tuệ quy định nhiều nội dung cụ thể hơn so với Bộ luật tố tụng dân sự với mục đích giải quyết tốt loại vi phạm, tranh chấp này. Ví dụ, quy định về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự (Điều 203), nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 204), căn cứ xác định mức bồi thường do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 205), nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 208).

Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và tác giả, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như các chủ thể có quyền liên quan khác có quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền của mình. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Điều 25, Điều 27, Điều 33, Điều 34), thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ được xác định như sau:

a. Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện;

b. Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, thuộc quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh;

c. Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại, kinh doanh và thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh.

Thủ tục tố tụng dân sự cho phép tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tác giả, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp và chủ văn bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng cũng như các chủ thể có quyền liên quan khác được quyền khởi kiện yêu cầu toà án công nhận quyền của mình; buộc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng phải chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc người có hành vi xâm phạm phải bổi thường thiệt hại, phải thực hiện nghĩa vụ, phải xin lỗi, cải chính công khai; buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Theo biện pháp dân sự, tòa án buộc cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần cho các chủ thể quyền tác giả, quyền sở hữu cống nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, khoản bù đắp tổn thất tinh- thần chỉ dành cho tác giả các tác phẩm vãn học, nghệ thuật, khoa học, người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng mà không dành cho chủ sở hữu các đối tượng này. Mức bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp không xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất thì toà án có thẩm quyền ấn định mức bồi thường tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại nhưng không quá năm trăm triệu đồng (500.000.000. đồng). Mức bồi thường về tinh thần trong giới hạn từ năm triệu đồng (5.000.000 đồng) đến năm mươi triệu đồng (50.000.000 đồng).

Để bảo vệ quyền lợi các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật quy định cho những chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Biện pháp khẩn cấp tạm thời được toà án áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự. Luật sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp tạm thời gồm: thu giữ, kê biên, niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển; cấm dịch chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên, cũng như việc áp dụng các biện pháp bảo đảm ngắn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính, toà án chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp nhất định (theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 206 Luật sở hữu trí tuệ). Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tuân thủ quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Chương VIII, Phần thứ nhất).

5. Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Cơ quan hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Cụ thể, cơ quan hải quan áp dụng hai loại biện pháp sau: tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kiểm tra,giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo Luật hải quan năm 2001 (Điều 57 và Điều 58), cơ quan hải quan được tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu.

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Sở hữu trí tuệ và góc nhìn cận cảnh trong lĩnh vực thể thao

Sở hữu trí tuệ và góc nhìn cận cảnh trong lĩnh vực thể thao

Chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ (SHTT) thế giới năm 2019 là “Vươn tới Giải Vàng: Sở hữu trí tuệ và thể thao” đã đưa ra một góc nhìn cận cảnh hơn trong lĩnh vực thể thao, tập trung vào việc phổ biến và nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về một khía cạnh hoàn toàn mới trong việc áp dụng Luật  SHTT vào ngành kinh doanh thể thao.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Phan Ngân Sơn cục phó cục sở hữu trí tuệ

Ông Phan Ngân Sơn - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ.

Ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm nay (2019) là “Vươn tới Giải Vàng: Sở hữu trí tuệ và thể thao” đề cao việc khai thác tài sản trí tuệ trong thể thao nói riêng và các lĩnh vực hoạt động khác nói chung tại Việt Nam và trên thế giới. Khẳng định được đằng sau những thành công trong thể thao đều có sự góp mặt của  các yếu tố liên quan đến sở hữu trí tuệ như: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, quyền tác giả và quyền liên quan,…

Việc tạo ra các sáng chế, các giải pháp cải tiến các dụng cụ thể thao sẽ mang lại những lợi ích như thế nào cho người sử dụng và mang lại những giá trị gì cho doanh nghiệp?

Ông Phan Ngân Sơn: Từ bao lâu nay thể thao luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Thể thao giúp cân bằng cuộc sống và mang lại sức khỏe cho mọi người trong cuộc sống.

Các sáng chế, các giải pháp cải tiến dụng cụ thể thao sẽ mang lại sự tiện lợi hơn cho người sử dụng, giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc tập luyện, thi đấu, có thể đem lại thành tích thể thao cao hơn….

Ví dụ như sáng chế có thể là các máy tập chạy, máy đạp xe … giúp người sử dụng có thể tập luyện ngay tại nhà mà không phải ra ngoài. Đó có thể là các giải pháp hữu ích liên quan đến phương tiện bảo vệ đầu gối, cổ chân, cổ tay … để hạn chế chấn thương trong khi chơi thể thao. Và rất nhiều các sáng chế khác nhằm đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao của mọi người.

Đối với các doanh nghiệp, việc thương mại hóa các giải pháp được bảo hộ độc quyền sáng chế hay giải pháp hữu ích giúp cho họ thu được lợi nhuận cao. Vì để đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao của hàng tỷ người thì số lượng, công cụ, phương tiện thể dục thể thao sản xuất ra hằng năm là rất lớn, nên các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc bảo hộ các đối tượng liên quan đến thể dục thể thao. Chúng ta có thể thấy vai trò của SHTT đối với việc tạo ra giá trị kinh tế trong lĩnh vực thể thao là rất rõ ràng.

sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thể thao

Chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ (SHTT) thế giới năm 2019 là “Vươn tới Giải Vàng: Sở hữu trí tuệ và thể thao”

Các doanh nghiệp có thể thu lợi từ việc bán các máy móc, dụng cụ được bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, các khoản thu từ quảng cáo, chương trình phát sóng các sự kiện thể thao trên tivi, đài, báo, mạng xã hội, youtube …Ngoài ra, các đội bóng như bóng đá, bóng rổ hay các vận động viên cũng nhận được rất nhiều hợp đồng tài trợ khi mang trên mình nhãn hiệu thể thao của các hãng khi thi đấu.

Thể thao có vai trò quan trọng trong đời sống, tuy nhiên tỷ lệ đơn đăng ký SHTT trong lĩnh vực thể thao nước ta còn khá là khiêm tốn, ông đánh giá thế nào về việc này?

Ông Phan Ngân Sơn: Tỷ lệ đơn đăng ký bảo hộ quyền SHTT cho các đối tượng liên quan đến thể thao còn thấp và đặc biệt là trong lĩnh vực sáng chế và kiểu dáng công nghiệp. Điều này phản ánh các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng chỉ mới phần nào gọi là quan tâm đến việc gắn kết giữa nghiên cứu phát triển và bảo hộ SHTT cho các kết quả nghiên cứu phát triển đó chứ cũng chưa thực sự đầu tư mạnh mẽ. Các đơn đăng ký SHTT của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thể thao cũng chỉ mới tập trung vào nhãn hiệu là chính.

Hiện nay có 1897 doanh nghiệp đăng ký 2622 nhãn hiệu trong lĩnh vực thể thao nhưng sáng chế trong vòng 10 năm trở lại đây mới chỉ có 12, và kiểu dáng công nghiệp là 83 của 14 doanh nghiệp đăng ký tại Cục SHTTĐiều này thể hiện số lượng đơn đăng ký sáng chế trong lĩnh vực thể thao còn ít và đây cũng là mảnh đất, dư địa lớn cho việc phát triển các sản phẩm tạo ra các công cụ, phương tiện trong hoạt động thể dục thể thao.

Cục SHTT có những hỗ trợ gì cho lĩnh vực thể thao trong việc đăng kí sáng chế so với các lĩnh vực khác?

Ông Phan Ngân Sơn: Thực tế thì số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền SHTT trong lĩnh vực thể thao trong các năm qua cũng không nhiều. Nhà nước cũng chưa có chính sách cụ thể gì liên quan đến việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT riêng cho thể thao. Tuy nhiên, nằm trong chính sách chung với tất cả các lĩnh vực trong đó có thể thao thì có khá nhiều các chương trình, hoạt động hỗ trợ.

Ví dụ như chương trình phát triển tài sản trí tuệ trong đó hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh phí để đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích hay hỗ trợ kinh phí để áp dụng các sáng chế, giải pháp hữu ích đã được bảo hộ của người Việt Nam vào thực tiễn.

Cục SHTT hiện nay cũng đang phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới để tạo ra mạng lưới IPHub, là mạng lưới các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học nhằm hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong việc tìm kiếm thông tin sáng chế, đăng ký sáng chế và thương mại hóa các sáng chế đã được bảo hộ trên phạm vi cả nước.

Là lĩnh vực gắn bó mật thiết với đời sống, vậy vấn đề phòng, tránh vi phạm quyền SHTT, Cục có những giải pháp, chế tài đặc biệt gì?

Ông Phan Ngân Sơn: Hiện nay nhằm hạn chế các vấn đề xâm phạm quyền SHTT và làm tăng tỷ lệ đơn đăng ký SHTT thì Cục cũng đang triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức qua các chương trình truyền hình, báo đài, các sự kiện … Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng khác như Thanh tra Bộ, Quản lý thị trường tổ chức các đoàn kiểm tra một cách thường xuyên.

Bên cạnh đó, Cục SHTT cũng có nhiều hoạt động hợp tác với các cơ quan quốc tế hay quốc gia khác để phối hợp trong công tác thực thi quyền SHTT.

Trước mắt, để giảm thiểu tình trạng xâm phạm quyền SHTT, ở góc độ doanh nghiệp điều đầu tiên cần lưu ý là chính doanh nghiệp - chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ - là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng, chống hàng giả, hàng nhái. Luật SHTT cũng quy định việc bảo vệ quyền SHTT không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp.

Để bảo vệ quyền SHTT của mình, doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ các đối tượng SHTT của mình một cách kịp thời; Quản lý, giám sát tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN trên thị trường để có những biện pháp bảo vệ thích hợp; Phối hợp tốt với các cơ quan thực thi khi được yêu cầu; Tạo cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng để chính người tiêu dùng có thể là người phát hiện hàng giả, hàng nhái và bài trừ hàng giả, hàng nhái….

Về lâu dài, cần nâng cao năng lực xử lý xâm phạm quyền SHTT của các cơ quan thực thi quyền và đưa SHTT trở thành một nội dung giảng dạy chính thức trong hệ thống giáo dục để hình thành văn hóa đổi mới, sáng tạo và tôn trọng quyền SHTT trong toàn xã hội.

Xin cảm ơn ông!

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Các nhà khoa học còn “thờ ơ” với bảo hộ sáng chế

Các nhà khoa học còn “thờ ơ” với bảo hộ sáng chế

Mặc dù nhận thức về SHTT trong các viện/trường hai năm trở lại đây được gia tăng rõ rệt nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, việc xác lập quyền bảo hộ sáng chế cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa được nhận thức một cách đầy đủ.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Ông Phan Ngân Sơn phó cục trưởng cục sở hữu trí tuệ

Đặc biệt, các nhà khoa học chưa đánh giá đúng về khả năng bảo hộ sáng chế cho sản phẩm nghiên cứu nên chưa tiến hành đăng ký.

Hạn chế này được ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ KH&CN nêu ra tại hội thảo “Tăng cường khả năng quản lý, thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong viện nghiên cứu, trường đại học”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học.

Ông Sơn cho hay, theo thống kê của Liên đoàn Kế toán Quốc tế, nếu như vào những năm 1975, tài sản hữu hình chiếm đến 83% giá trị của doanh nghiệp thì sau 40 năm, con số này chỉ còn 16%. Điều này rõ ràng cho thấy tầm quan trọng của tài sản vô hình đối với việc định giá các doanh nghiệp trên thị trường. Cũng theo thống kê năm 2013, 80% giá trị của doanh nghiệp đưa lại là do quản lý tài sản vô hình, 20% là hữu hình.

Tại Việt Nam, nếu như trước đây, tình trạng đăng ký bảo hộ quyền SHTT của các viện/trường còn chiếm tỷ lệ thấp so với kết quả nghiên cứu của nhà khoa học, so với lượng đơn Cục SHTT nhận được.

Ví dụ năm 2015, số lượng đăng ký sáng chế của các viện/trường chỉ chiếm ¼ so với tổng số đơn của các nhà sáng chế Việt Nam. Nhưng đến năm 2017 tăng lên trên 30%, sự gia tăng số đơn cho thấy nhận thức của các Viện, trường được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều hạn chế trong hoạt động của các viện/trường.

Ông Sơn cho rằng, ngoài hạn chế về nhận thức nói trên thì còn phải kể đến việc phần lớn các viện/trường chưa có một chính sách riêng về SHTT phù hợp với điều kiện hoạt động của trường. Một số trường có chính sách phân định về quyền sở hữu để phân chia lợi nhuận khi tài sản trí tuệ được thương mại hóa, tuy nhiên phần nhiều các trường chưa có.

hội thảo khoa học về sở hữu trí tuệ

Bên cạnh đó, các viện/trường chưa có một tổ chức có chức năng về SHTT và chuyển giao công nghệ để hỗ trợ cho các nhà khoa học, tức là chưa có một nguồn nhân lực chuyên nghiệp về SHTT trong các viện/trường.

Việc khai thác thông tin sáng chế của các viện/trường không được chú trọng, gây ra tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, đôi khi các nghiên cứu bị trùng lặp với giải pháp có sẵn trên thế giới nên không hoạch định được chiến lược nghiên cứu hiệu quả và dài hạn.

“Điều đáng nói là mặc dù những năm gần đây số lượng đăng ký bài báo trên các tạp chí của viện/trường gia tăng đáng kể, tuy nhiên đa phần các nhà khoa học cũng không nhận thức được cần phải tiến hành đồng thời đẩy mạnh công bố các bài báo khoa học, song song với đó là bảo hộ các sản phẩm khoa học của mình”, ông Sơn nói.

Tại Hội thảo, ông Sơn cũng cho biết, hiện Cục SHTT là đơn vị được Bộ KH&CN giao cho quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ (Chương trình 68) , trong Chương trình này có các dự án nâng cao năng lực SHTT cho các trường đại học, tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu, tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, không những cho các viên/trường mà cho cả các thành phần khác như doanh nghiệp, nhà quản lý, các địa phương cũng như các nhà thực thi… để tạo ra nguồn nhân lực trong hệ thống SHTT.

Cục SHTT cũng đang cùng WIPO triển khai Dự án khởi tạo môi trường SHTT nhằm tạo ra một hệ sinh thái SHTT, tức là xây dựng một mạng lưới các tổ chức SHTT của các viện/trường.

“Để làm được điều này, trước tiên các viện/trường phải xây dựng được một tổ chức có chuyên môn, có chức năng riêng biệt về SHTT và chuyển giao công nghệ. Cùng với Dự án sẽ xây dựng được một mạng lưới kết nối tạo ra hệ sinh thái SHTT. Các mạng lưới này tại các trường sẽ giúp cho hoạt động SHTT các viện/trường phát triển mạnh mẽ, trong đó có nguồn nhân lực đã được đào tạo chuyên môn, bài bản”, ông Sơn nhấn mạnh.

Hội thảo này cũng nhằm trao đổi kinh nghiệm, thảo luận về những về thực trạng và định hướng hoạt động sở hữu trí tuệ, nhận diện và quản trị tài sản trí tuệ, đồng thời, thông qua Hội thảo này và các Hội thảo tương tự, Cục SHTT sẽ có thêm các thông tin về thực trạng, nhu cầu của các viện nghiên cứu, trường đại học để hoạch định, định hướng các hoạt động của Cục SHTT nói chung và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ phù hợp với chỉ đạo của chính phủ và nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp và tổ chức khoa học công nghệ.

Hội thảo nằm trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về bảo hộ, phát triển về tài sản trí tuệ, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ; bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc thù của địa phương; Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các tham luận về: Giới thiệu Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020; Giới thiệu về Hệ thống hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, mạng lưới IP-HUB; Thực trạng và định hướng hoạt động SHTT trong doanh nghiệp; nhận diện và quản trị tài sản trí tuệ….cùng những trao đổi thảo luận của các chuyên gia đề xuất phương án nhằm tăng cường hoạt động SHTT trong doanh nghiệp, viện/trường.

 
 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Nhiều trường đại học “bỏ rơi” vấn đề sở hữu trí tuệ trong đào tạo

Nhiều trường đại học “bỏ rơi” vấn đề sở hữu trí tuệ trong đào tạo

“Khởi nghiệp tốt hơn nhiều nếu bạn trẻ chú trọng đến sở hữu trí tuệ vì đây là công cụ rất tích cực trong việc tạo ra giải pháp mới, áp dụng những ý tưởng chưa có ở Việt Nam… bảo hộ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”, ông Phan Ngân Sơn – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ chia sẻ.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

vấn đề sở hữu trí tuệ trong các trường đại học

Nhằm nâng cao nhận thức và đẩy mạnh hoạt động đào tạo, truyền thông về sở hữu trí tuệ trong khởi nghiệp sáng tạo tại các trường đại học, các trung tâm hỗ trợ và ươm tạo, startup, chiều 19/12, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức Hội thảo “Chuyên đề về sở hữu trí tuệ trong khởi nghiệp sáng tạo”.

Tại Hội thảo này, ông Phan Ngân Sơn cho biết, Sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy giá trị tài sản trí tuệ có thể lớn hơn rất nhiều so với giá trị các tài sản hữu hình. Việc bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nâng cao năng lực, vị thế của các doanh nghiệp, tổ chức khoa học giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị lớn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với các dự án khởi nghiệp sáng tạo là rõ ràng. Chỉ một vài thập kỷ trước, phần lớn tài sản của các doanh nghiệp của Mỹ là hữu hình. Các tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ chiếm khoảng 20% tài sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2005, tỷ lệ tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp về cơ bản đã bị đảo ngược; giá trị thị trường của S&P 500 (chỉ số chứng khoán dựa trên vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch) là khoảng 80% tài sản vô hình và đến năm 2015, con số này là 87%.

Ở Việt Nam, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Tuy nhiên, có một thực trạng chung đó là các nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa nghĩ đến việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ hoặc ngại đăng ký vì nhiều lý do.

Đôi khi điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về kiến thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp này thường không nắm được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ và vẫn còn “thờ ơ” với việc đăng ký sở hữu trí tuệ.

Do đó, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho xã hội về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo là hết sức quan trọng, đặc biệt là việc tuyên truyền sâu rộng về vai trò và sự gắn kết giữa đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thực tế cũng cho thấy, chỉ có một số ít trường Đại học, nhà trường có quan tâm về sở hữu trí tuệ đã đưa một số môn về sở hữu trí tuệ, một số chủ đề về sở hữu trí tuệ vào trong quá trình đào tạo. Nhưng để nhận thức rõ ràng, chính xác và hiểu sâu về quyền sở hữu trí tuệ, có thể khai thác và ứng dụng được những quyền đó, xa hơn nữa là có ý thức sáng tạo ra các tài sản trí tuệ và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác lại chưa được đầu tư đúng mức.

“Khởi nghiệp tốt hơn nhiều nếu bạn trẻ chú trọng đến sở hữu trí tuệ vì đây là công cụ rất tích cực trong việc tạo ra giải pháp mới, áp dụng những ý tưởng chưa có ở Việt Nam… bảo hộ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”, ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đồng ý thực hiện một số dự án liên quan tới đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ, trong đó có dự án nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp. Các dự án này thực hiện thành công thì vấn đề nhân lực sở hữu trí tuệ sẽ đáp ứng được nhu cầu từ thực tế.

Chia sẻ một cách thẳng thắn, PGS.TS Lê Thị Thu Thủy – Hiệu phó Trường Đại học Ngoại thương cho hay, sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp được nghiên cứu và giảng dạy như là hai lĩnh vực độc lập tại Đại học Ngoại thương tương đối sớm (so với các trường đại học khác). Các hoạt động triển khai dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau (hội thảo, nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, hợp tác doanh nghiệp, gameshow…) nhưng được biết đến rộng rãi vẫn chủ yếu là gameshow của sinh viên VietnamIPChallenge, Kawai, VSIC…

Các hoạt động gắn kết hai lĩnh vực này đã triển khai từ phía đội ngũ giảng dạy sở hữu trí tuệ của trường nhưng còn đơn lẻ và chưa được cộng đồng khởi nghiệp đón nhận do quá mới, câu chuyện cấp thiết của startup vẫn là làm thế nào có được sản phẩm tốt chứ chưa nghĩ đến thương hiệu hay sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các hoạt động sở hữu trí tuệ tại Nhà trường vẫn kiên trì gắn với đổi mới sáng tạo và thương hiệu.

PGS.TS Thủy cũng cho rằng, một trong những vấn đề khó khăn đối trong hoạt động sở hữu trí tuệ và khởi nghiệp đó là nhân sự mỏng, nhận thức của các trường, các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp chưa cao…

“Chúng tôi mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ có sự phối hợp với Bộ GD-ĐT để có thể đưa nội dung sở hữu trí tuệ đến với các trường đại học, xây dựng lực lượng giảng viên nguồn về sở hữu trí tuệ”, PGS. TS Lê Thị Thu Thủy nói.

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Image

ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.707404
HOTLINE: 0915.888.404
Email: info@dng.vn
Website: danangnet.vn

HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà HP, 60 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 02822446739
Mobile: 0915.888.404
Email: info@hcm.com.vn
Website: hcm.com.vn

HÀ NỘI

Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 02422612929
HOTLINE: 0915.888.404
Email: info@hno.vn 
Website: hno.vn

 

GỌI NGAY

0915.888.404