Thị trường đứng trước thời khắc quyết định

Đà tăng 25,4 điểm hay 2,7% của VN-Index trong tuần qua là một diễn biến bất ngờ. Tuần tăng điểm mạnh nhất kể từ cuối tháng 2/2019 đã đưa chỉ số thoát ra khỏi xu hướng đi ngang tích lũy kéo dài suốt tháng 6.

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Mặc dù xác lập mức tăng mạnh nằm trong Top 3 các thị trường toàn cầu tuần qua, nhưng so với các thị trường khác, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn hạn chế.

Thật vậy, khi các tín hiệu tạo kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại xuất hiện, nhiều thị trường quốc tế đã bùng nổ vượt bậc. Tiêu biểu là chỉ số S&P 500 của Mỹ đã vượt đỉnh cao lịch sử cuối tháng 4/2019 để lên đỉnh cao mới. VN-Index kể từ đầu tháng 6 tới giờ chỉ tăng 3,05% nhưng S&P 500 tăng xấp xỉ 9%. Riêng trong tháng 6 VN-Index giảm 1% thì S&P 500 tăng 8%.

Vì vậy dù tuần qua thị trường Việt Nam có tăng mạnh nhất thế giới đi nữa cũng chỉ là một cú nước rút muộn màng. VN-Index chậm nhịp đáng kể so với các thị trường khác mặc dù các yếu tố thông tin tác động là như nhau. Mặt khác, trong khi các chỉ số khác tăng vượt đỉnh lịch sử thì mức tăng tuần qua cũng mới đưa VN-Index tới ranh giới quan trọng, quyết định khả năng thay đổi xu hướng giảm trung hạn hay không.

Về lý thuyết, một xu hướng giảm được xem là thay đổi khi chỉ số tăng vượt qua đường xu hướng đang được thiết lập. VN-Index có đỉnh cao nhất 1.014,51 điểm ngày 19/3/2019 và đỉnh thấp thứ hai là 992,84 điểm ngày 21/5/2019. Đường thẳng nối hai đỉnh này xác định xu hướng điều chỉnh trung hạn đang kéo dài 4 tháng. VN-Index kết thúc tuần qua tại 965,34 điểm, chạm đúng vào đường xu hướng đó.

Nếu VN-Index không tiếp tục tăng cao hơn, vượt lên trên đường xu hướng giảm đã xác lập 4 tháng qua thì thị trường vẫn chỉ được xem là tiếp tục xu hướng giảm và chỉ số lại tạo thêm một đỉnh nữa thấp hơn.

Nói cách khác, thị trường đang đứng trước thời khắc quyết định khả năng thay đổi xu hướng, chuyển từ giảm sang tăng trên phương diện kỹ thuật.

Cơ hội để chuyển sang xu thế tăng là hoàn toàn có cơ sở vào lúc này. Yếu tố đầu tiên chính là thanh khoản đang có mức gia tăng dần. Mức giao dịch khớp lệnh của thị trường tuần qua đạt trung bình 2.963,1 tỷ đồng/phiên. Mức giao dịch này cũng chưa phải là lớn, nhưng đã tăng khoảng 6,5% so với trung bình tháng 6. Tháng 6 cũng có tới hai tuần cả hai quỹ ETF ngoại thực hiện tái cơ cấu nên quy mô giao dịch cao.

Thanh khoản cải thiện chậm là một trong những dấu hiệu thiếu chắc chắn của nhịp tăng hiện tại. Nhà đầu tư đều nhìn thấy thị trường đang ở ranh giới của một nhịp phục hồi trong xu thế giảm và một điểm đột phá chuyển sang xu thế tăng. Khi chưa bùng nổ thành công thì nhà đầu tư chưa mạnh dạn giải ngân nhiều. Đây là tình huống chờ đợi kiểu “con gà – quả trứng”: Nhà đầu tư đợi thanh khoản tăng để mua, trong khi không mua thì thanh khoản không tăng được. Tình thế giằng co này có thể sẽ được giải quyết bằng giá, nghĩa là thị trường vẫn cứ tăng dù thanh khoản còn thấp. Khi đó giá sẽ đi trước thanh khoản.

Yếu tố thứ hai là thông tin hỗ trợ. Lo ngại lớn nhất của thời điểm tháng 6 là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung đổ bể và căng thẳng thương mại leo thang thêm. Đến lúc này tình hình tạm yên ả. Thị trường trong nước và toàn cầu bước vào đợt công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 2. Đây là mùa báo cáo quan trọng vì sẽ được soát xét kiểm toán và dự báo cho cả năm.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 5/7

Giá đóng cửa ngày 28/6

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 5/7

Giá đóng cửa ngày 28/6

Mức tăng (%)

TIE

7.66

9.5

-19.37

SJF

3.73

2.68

39.18

VNL

15.35

18.01

-14.78

SZC

21

18.3

14.75

DTL

25.45

29.35

-13.29

D2D

77.8

69

12.75

TDW

23.6

26.8

-11.94

LM8

19.5

17.55

11.11

HU1

8.4

9.5

-11.58

NAV

9.3

8.4

10.71

SVI

47.3

53

-10.75

ITC

13.55

12.3

10.16

VPK

3.26

3.65

-10.68

HUB

19.6

17.8

10.11

L10

22

24.6

-10.57

ATG

1.26

1.15

9.57

CCL

5.48

6.04

-9.27

TCO

10.1

9.23

9.43

SGT

6.4

7.05

-9.22

VNS

14.8

13.6

8.82

 

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 5/7

Giá đóng cửa ngày 28/6

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 5/7

Giá đóng cửa ngày 28/6

Mức tăng (%)

VMS

8.2

11

-25.45

KSK

0.3

0.2

50

BED

31

37.9

-18.21

LBE

22

15.8

39.24

VHL

25.5

31

-17.74

CTX

28.4

21

35.24

DZM

3.8

4.6

-17.39

L35

8.1

6.1

32.79

UNI

5.7

6.9

-17.39

LTC

2.8

2.2

27.27

SJC

2

2.4

-16.67

SD2

6.4

5.3

20.75

DPS

0.5

0.6

-16.67

AME

8.8

7.3

20.55

NHP

0.5

0.6

-16.67

VC1

14.7

12.2

20.49

LCS

2.3

2.7

-14.81

TMC

15.1

12.6

19.84

KHB

0.6

0.7

-14.29

TJC

8

6.7

19.4

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vĩ mô vẫn tích cực thì triển vọng cao là doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường hoặc tốt. Vì vậy kết quả kinh doanh sẽ vẫn ổn định hoặc tích cực. Một kết quả kinh doanh như vậy cũng khó tạo nên đột biến, nhưng trong bối cảnh giá cổ phiếu vừa trải qua tháng 6 sụt giảm mạnh thì đây lại là yếu tố hỗ trợ đáng chú ý.

Thứ ba, kỳ vọng tích cực tổng thể vẫn được duy trì trong ngắn hạn: Đó là sẽ không có thêm biến động lớn về thông tin nào trong tháng 7 khi Mỹ - Trung vẫn đang đàm phán, kỳ vọng giảm lãi suất của FED vẫn kéo dài ít nhất tới tuần cuối tháng 7, khi FED họp và đưa ra thông tin cụ thể hơn.

Thị trường Việt Nam diễn tiến chậm đáng kể so với thế giới trong khi nội tại trong nước lại không có gì bất lợi. Đó là thực trạng khá bất thường. Thực trạng này đã kéo dài hơn 1 tháng và nếu thay đổi lúc này cũng là điều hợp lý. 

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

24.6.2019

2,804.6

329.8

313.7

25.6.2019

2,817.3

230.2

254.8

26.6.2019

2,875.3

344.2

195.6

27.6.2019

2,948.5

473.7

455.1

28.6.2019

2,986.3

496.0

284.6

1.7.2019

3,081.3

260.2

315.9

2.7.2019

2,712.1

339.0

344.2

3.7.2019

2,814.2

294.9

282.8

4.7.2019

3,277.5

277.3

264.2

5.7.2910

2,930.5

382.0

162.7

Trọng Nghĩa