TIN LIÊN QUAN

Thế nào là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thế nào là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hàng vi vi phạm sở hữu trí tuệ diễn ra thường xuyên và là một vấn đề phức tạp ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Do đó, việc nâng cao ý thức bảo hộ tài sản trí tuệ cần được quan tâm nhiều hơn và bản thân chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ cũng cần tự ý thức trong việc đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ của mình.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thế nào là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ?

Theo Luật sở hữu trí tuệ đối tượng của sở hữu trí tuệ gồm 3 nhóm chính (i) Sở hữu công nghiệp (ii) bản quyền tác giả (iii) quyền liên quan đến giống cây trồng vật nuôi. Do đó, bất kỳ hành vi xâm phạm nào đối với 03 đối tượng nêu trên đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo vệ. Cụ thể, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

– Hành vi xâm phạm quyền tác giả

– Hành vi xâm phạm quyền liên quan

– Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

– Hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh

– Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý

Làm thế nào để ngăn chặn hàng vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Để có thể ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, điều duy nhất chủ sở hữu cần thực hiện là tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ, việc đăng ký ngoài việc giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ còn giúp chủ sở hữu có thể tiến hành biện pháp hành chính và hình sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với đối tượng đã đăng ký bảo hộ.

Ngoài ra, chủ sở hữu cần có biện pháp cần thiết để khách hàng, người tiêu dùng tự ý thức được việc nên sử dụng sản phẩm chính hãng và có nguồn gốc rõ ràng để tránh việc sử dụng hàng nhái, hàng giả dẫn đến hậu quả không mong muốn từ việc sử dụng hàng kém chất lượng này.

Hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bị xử lý như thế nào?

Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được xử lý bằng biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm. Cụ thể như sau:

– Xử hành hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính trong trường hợp sau đây:

+ Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

+ Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

– Xử hành hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sư trong trường hợp sau đây:

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bị xử lý như thế nào?

Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được xử lý bằng biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm. Cụ thể như sau:

– Xử hành hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính trong trường hợp sau đây:

+ Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

+ Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

+ Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

– Xử hành hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sư trong trường hợp sau đây:

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

– Xử hành hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự trong trường hợp sau đây:

+ Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

+ Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

+ Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ những cơ quan sau đây có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

+ Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

+ Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

+ Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.

Trên đây là tư vấn của Công ty DNG Business về các vấn đề liên quan đến hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung và thế nào là hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ nói riêng. Trong trường hợp khách hàng có thắc mắc về các vấn đề nêu trên, khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty DNG Businesss theo địa chỉ sau đây để được giải đáp.

CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: KĐT Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Thế nào là hành vi vi phạm đối với tên thương mại?

Thế nào là hành vi vi phạm đối với tên thương mại?

Công ty DNG Business với các Luật sư uy tín, nhiều kinh nghiệm tư vấn thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại để khách hàng tham khảo.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

hành vi vi phạm tên thương mại

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại là mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Khách hàng có thể tham khảo Tên thương mại là gì? Điều kiện bảo hộ tên thương mại

Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ (Điều 13 Nghị định ..của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP).

Để xác định dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái; dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;

b) Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.

Quy định pháp lý về bảo vệ tài sản trí tuệ ở Nhật Bản

Quy định pháp lý về bảo vệ tài sản trí tuệ ở Nhật Bản

Nhật Bản được biết đến là một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Cùng với đó, hệ thống bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại nước này được đánh giá là hiệu quả cao và đáng tin cậy. So sánh các quy định pháp lý về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp của Nhật Bản và Việt Nam giúp đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Bảo vệ tài sản trí tuệ công nghiệp ở Nhật Bản

Khuôn khổ pháp lý và thể chế liên quan đến tài sản trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp của Nhật Bản và Việt Nam

Theo Luật Cơ bản về sở hữu trí tuệ của Nhật Bản ban hành năm 2002, khái niệm “tài sản trí tuệ” (IP) là các sáng chế, thiết bị, giống cây trồng mới, thiết kế, công trình và tài sản khác được tạo ra từ hoạt động sáng tạo của con người. Nhãn hiệu, tên thương mại và các dấu hiệu khác dùng để chỉ hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động kinh doanh, các thông tin kỹ thuật, kinh doanh khác có ích cho hoạt động kinh doanh cũng được xếp vào tài sản trí tuệ.

Theo đó, “quyền sở hữu trí tuệ” (IP right) là quyền bằng sáng chế, quyền mô hình tiện ích, quyền của nhà tạo giống, quyền thiết kế, bản quyền, quyền nhãn hiệu, quyền được quy định bởi luật pháp và các quy định sở hữu trí tuệ khác, hoặc quyền liên quan đến việc được bảo vệ quyền lợi(1).

Những luật đầu tiên liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ ở Nhật Bản ra đời vào năm 1959, chú trọng đến những tài sản trí tuệ thuộc lĩnh vực công nghiệp, như nhãn mác, bằng sáng chế, thiết kế. Các bộ luật này lần lượt được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhằm hoàn thiện hơn về nội dung.

Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng lần lượt ban hành các luật về cạnh tranh (Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh, Luật riêng về vi mạch), cùng nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung, văn bản hướng dẫn đi kèm với các luật khác để hoàn thiện khung khổ pháp lý và thể chế liên quan đến tài sản trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp.

Tại Việt Nam, quyền về sở hữu trí tuệ được chú trọng trong bản Hiến pháp đầu tiên (năm 1946), khi Nhà nước ghi nhận những quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả, quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản. Đến năm 1995, Bộ luật Dân sự đầu tiên được ban hành, quy định rõ về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, đánh dấu một bước tiến quan trọng về hoạt động lập pháp trong lĩnh vực này.

Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam được ban hành năm 2005, đánh dấu mốc đưa hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên sôi động với tất cả các loại hình tài sản trí tuệ được bảo hộ, bao gồm: bản quyền tác giả và các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng mới. Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hội nhập quốc tế, khắc phục các hạn chế, bất cập, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức Việt Nam bình đẳng với công dân và pháp nhân của các quốc gia, thúc đẩy các hoạt động thực thi tại Việt Nam(2).

Nhìn chung, hệ thống pháp luật quốc gia của Việt Nam về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ được quy định tương đối đầy đủ trong các văn bản pháp luật hiện hành, như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Công nghệ Thông tin... và các văn bản hướng dẫn các luật trên.

Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam hiện nay cho thấy, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thường được biểu hiện dưới hai dạng phổ biến: Tranh chấp trong quá trình xác lập quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp (chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ); tranh chấp trong quá trình sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trên thị trường bởi các bên thứ ba không có quyền và lợi ích hợp pháp (xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp).

Điều này cho thấy, Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hơn nữa cơ chế bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp liên quan nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan.

Những điểm tương đồng và khác biệt

Trong các quy định về sở hữu trí tuệ của Nhật Bản, một điểm rất đáng chú ý là để tránh sự chồng chéo trong việc cấp bằng sáng chế cho chủ sở hữu tài sản trí tuệ, nhiệm vụ này được giao cho Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO). Có thể nói, JPO là cơ quan cấp bằng sáng chế duy nhất tại Nhật Bản. Các bằng sáng chế được cấp bởi cơ quan khác sẽ không được coi là hợp lệ bảo đảm quyền sở hữu về mặt pháp lý cho người nhận.

Trong khi đó tại Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa và Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, cũng như về quyền sở hữu công nghiệp. Trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và bảo đảm các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước. Ngoài ra, Chính phủ giao Bộ Văn hóa và Thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Trong lĩnh vực cấp chứng nhận về sở hữu công nghiệp, mặc dù Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp nhưng lại không trực tiếp thẩm định tên thương mại, cấp chứng nhận tên thương mại, hoạt động này chủ yếu thuộc về sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện và chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong khi đó, do chưa có sự liên thông tra cứu đầy đủ khi xem xét công nhận tên riêng của tên thương mại của doanh nghiệp dẫn tới tình trạng tên riêng trong tên thương mại của doanh nghiệp đăng ký sau có thể trùng với tên riêng được sử dụng làm nhãn hiệu đang được bảo hộ của doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực và/hoặc khu vực kinh doanh. Một số trường hợp như vậy đã dẫn tới tranh chấp.

Theo Luật về bằng sáng chế của Nhật Bản, JPO có thẩm quyền cấp hoặc làm mất hiệu lực văn bằng bảo hộ, nhưng các tòa án khu vực có thể từ chối thực thi bằng sáng chế nếu có cơ sở để hủy bỏ. Nếu một trong hai bên không đồng ý với quyết định của JPO hoặc tòa án khu vực, có thể kháng cáo lên Tòa án Tối cao về Quyền sở hữu trí tuệ (IPHCJ) xem xét(3). IPHCJ là cơ quan quyền lực tối cao có nhiệm vụ đưa ra phán quyết cuối cùng cho tất cả các tranh chấp, bất đồng giữa các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước liên quan đến các tài sản trí tuệ nói chung.

Tại Việt Nam, theo quy định về việc chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan được giao thực hiện chức năng quản lý và bảo đảm các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước. Cục Sở hữu trí tuệ cũng là cơ quan được giao giải quyết khiếu nại của các bên liên quan đến chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Còn về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và tùy theo sự lựa chọn của chủ thể quyền, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam có thể bị xử lý tại tòa án (biện pháp tư pháp) hoặc thông qua một hệ thống các cơ quan hành chính có chức năng quản lý từng ngành, lĩnh vực tương ứng (biện pháp hành chính).

Mặc dù có một số lựa chọn và trải qua nhiều cấp giải quyết tranh chấp, nhưng Việt Nam lại thiếu một cơ chế hiệu quả để giải quyết các vụ, việc phức tạp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tại Nhật Bản, Cơ quan Sáng chế Nhật Bản sử dụng cơ chế hội đồng (gồm các xét nghiệm viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan) để xem xét và giải quyết tranh chấp. Tuy đây là phương án được ưu tiên để giải quyết những tranh chấp về sở hữu trí tuệ một nhanh chóng và hiệu quả tại Nhật Bản nhưng Việt Nam lại không áp dụng cơ chế này(4).

Tại Việt Nam, sau khi Luật Khiếu nại được ban hành năm 2011, cơ chế Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại lần đầu tiên được đề cập, theo đó, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại, trong trường hợp xử lý tranh chấp về sở hữu trí tuệ là trách nhiệm của Cục Sở hữu trí tuệ và Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây được xem là một bước tiến bộ để giải quyết các vụ, việc phức tạp. Tuy nhiên, đây không phải là cơ chế thường xuyên được áp dụng giải quyết mọi vụ khiếu nại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc trưng tập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại là công việc mất thời gian và chi phí tốn kém, trong khi đó, Luật Khiếu nại lại không có quy định các bên có liên quan phải trả chi phí cho hoạt động của Hội đồng này(5).

Bên cạnh hai cơ quan JPO và IPHCJ, Hải quan Nhật Bản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Cụ thể, Hải quan Nhật Bản chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu và trong trường hợp phát hiện sản phẩm và dịch vụ vi phạm sở hữu trí tuệ đã được đăng ký, sẽ có quyền thực hiện xử lý vi phạm theo Luật Hải quan và các quy định khác liên quan(6). Điều này cũng tương đồng với Việt Nam, vì theo quy định của Luật Hải quan và Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 216 và Điều 217), cơ quan hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi biện pháp biên giới, Hải quan Nhật Bản còn có quyền hành động mặc nhiên, tức là không cần có đơn yêu cầu của chủ thể quyền vẫn được phép tiến hành tạm dừng thủ tục hải quan trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù Hải quan Việt Nam cũng có quyền hành động mặc nhiên, nhưng các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này hiện nay còn nhiều điểm chưa rõ ràng, gây khó khăn cho công chức trong việc thực hiện quyền hành động mặc nhiên(7).

Một điểm lưu ý khác là trong trường hợp cần thiết, cơ quan Hải quan Nhật Bản có thể trưng cầu ý kiến của các ban tư vấn về kỹ thuật nhằm bảo đảm tính minh bạch của quyết định chấp nhận hay từ chối đơn yêu cầu của chủ thể quyền. Đây là điểm khác biệt của pháp luật Nhật Bản so với Việt Nam. Hải quan Việt Nam có thể tự đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối đơn yêu cầu bảo hộ mà không cần tham khảo ý kiến tư vấn của các cơ quan khác(8).

Một số hàm ý đối với Việt Nam

Thông qua việc nghiên cứu những quy định pháp lý về bảo vệ tài sản trí tuệ công nghiệp của Nhật Bản, so sánh những điểm tương đồng và hạn chế trong các quy định của Việt Nam, có thể nêu một số khuyến nghị sau:

Thứ nhất, cần có một khung pháp lý về bảo tồn và phát triển các tài sản trí tuệ bảo đảm tính chính xác, rõ ràng; những cải cách về hệ thống các biện pháp bảo tồn và phát triển các tài sản trí tuệ theo hướng có sự phân quyền rõ ràng, đối với các loại hình tài sản trí tuệ khác nhau được quản lý bởi các cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, việc xét xử các vụ tranh chấp và vi phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nên tập trung vào một tòa án duy nhất - tòa án về sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cần tiếp tục kiện toàn và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thực thi, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới mà trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện pháp luật hải quan, trong đó quy định cơ quan hải quan có quyền đương nhiên trong việc ra quyết định tạm dừng hàng hóa xuất, nhập khẩu nếu hàng hóa đó vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, cần có các biện pháp chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động phòng, chống hàng giả, hàng nhái với sự phối hợp của nhiều cơ quan liên quan của Chính phủ, của các trường đại học, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, cũng như cộng đồng người dân. Theo đó, Nhà nước đưa ra những chính sách thích hợp để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các bên liên quan tham gia các chương trình, hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, việc bảo tồn và phát triển các tài sản trí tuệ, đặc biệt là các tài sản trí tuệ công nghiệp, cần có sự phối hợp của các bên liên quan ngoài chính phủ, như các trường đại học, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, cũng như cộng đồng người dân. Do đó, cần những chính sách thích hợp để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các bên liên quan tham gia các chương trình, hoạt động bảo tồn và phát triển tài sản trí tuệ. Có thể xem xét việc thành lập một mạng lưới liên kết tập hợp sức mạnh của nhiều chuyên gia từ cả khu vực công và lẫn khu vực tư để phối hợp hiệu quả hơn trong công tác bảo tồn và phát triển tài sản trí tuệ./.

Hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ: Nhờn thuốc?

Hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ: Nhờn thuốc?

Tình hình gian lận về xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp và chưa có dấu hiệu thuyên giảm, ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp sản xuất trong nước và người tiêu dùng Việt Nam.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

hàng giả vi phạm sở hữu trí tuệ

Mới đây, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT), đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an Hà Nội) đồng loạt tiến hành kiểm tra 3 địa điểm sản xuất, kinh doanh quần áo do bà Nguyễn Kim Hoài là chủ tại địa bàn xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội). Lực lượng chức năng đã tạm giữ gần 15.000 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm sở hữu công nghiệp, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ tại Việt Nam. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa để tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý vụ việc.

rước đó, vào cuối tháng 4/2019, Cục QLTT Hà Nội cũng phát hiện cơ sở sản xuất nước giặt giả (thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn) do ông Thái Văn Tâm làm chủ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 524 chai nước giặt (dung tích 3,6kg) mang thương hiệu của Công ty TNHH LABICO Ánh Dương (trụ sở tại phường Đức Giang, quận Long Biên). Ngoài ra, lực lượng chức năng còn thu giữ thêm 25kg nhãn mác, 240 thùng carton và 170 chai nước giặt đã dán nhãn, nhưng chưa đóng hàng. Cơ sở này còn sản xuất thêm loại nước giặt, xả mang thương hiệu "Paris", nhưng không đúng theo đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ.

Đó chỉ là một vài trong số nhiều vụ được lực lượng chức năng phát hiện xử lý trong thời gian qua. Điều đó cho thấy, tình trạng buôn lậu, sản xuất hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn rất phức tạp. Thủ đoạn của các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ rất đa dạng.

Đối với hàng hóa đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, khó sản xuất thì các đối tượng thường đặt sản xuất gia công ở nước ngoài sau đó chuyển về Việt Nam tiêu thụ; đối với hàng hóa không đòi hỏi kỹ thuật cao, mẫu mã đơn giản, giá rẻ phù hợp với đa số người lao động có thu nhập thấp thường được sản xuất ngay trong nước, tại các khu công nghiệp, làng nghề…

Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được trà trộn với hàng thật hoặc đưa về vùng sâu, vùng xa tiêu thụ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.

Trong khi đó, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chủ yếu vẫn là xử lý hành chính. Công tác phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa chặt chẽ, chồng chéo. Có những vi phạm có thể xử lý được nhưng phải chờ kết luận của nhiều cơ quan liên quan khác nhau, dẫn đến vụ việc kéo dài...

Theo ông Chu Xuân Kiên - Quyền Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội, để việc chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả, bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc xây dựng văn bản bảo đảm tính thống nhất thì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp và người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về tác hại của việc tiêu thụ hàng giả, hàng lậu và quyền sở hữu trí tuệ… là hết sức quan trọng. Về phía doanh nghiệp, cần xác lập quyền sở hữu trí tuệ để được pháp luật bảo vệ.


 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Tại Việt Nam, pháp luật quy định nhiều biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu, chúng tôi sẽ tư vấn các biện pháp để khách hàng tham khảo.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại việt nam

Tại Việt Nam, pháp luật quy định nhiều biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu, chúng tôi sẽ tư vấn các biện pháp để khách hàng tham khảo.

1. Biện pháp tự bảo vệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tổn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam, được ghi nhận tại Điều 9 Bộ luật dân sự năm 2005 và được cụ thể hóa tại Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ.

Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền của minh. Các biện pháp mà chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn để áp dụng là: ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dút hành vi xâm phạm; buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có tòa án và trọng tài bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách trực tiếp gặp chủ thể vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, gửi thư điện tử, FAX hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu của mình. Người bị xâm phạm quyền sở hữu có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Tuy nhiên, việc chủ thể áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của mình không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Trong thực tế, khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, biện pháp bảo vệ quyền đầu tiên được áp dụng là tự bảo vệ. Trước hết, biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể. Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm.

2. Biện pháp hành chính bảo vệ sở hữu trí tuệ

Xử lí vi phạm hành chính đối với quyền sở hữu trí tuệ là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nhất định xử lí các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính được quy định tại Mục 1

Chương XVIII Luật sở hữu trí tuệ, Chương IV Nghị định của Chính phủ so 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ, Nghị định của Chính phủ số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Đối với biện pháp hành chính, cách thức bảo vệ quyền của chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất phong phú. Cụ thể, bao gồm các hình thức xử phạt hành chính (trong đó có hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung) và các biện pháp khắc phục hậu quả. Cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức xử phạt chính. Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, người xâm phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau: tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; đình chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm trong một thời hạn nhất định. Tuỳ từng trường hợp, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn phải chịu áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh tuệ; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá

Để bảo đảm việc xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp hành chính đạt hiệu quả, Luật sở hữu trí tuệ cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính. Các biện pháp cụ thể là: tạm giữ người, tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ; một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính trong những trường hợp nhất định theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 215 Luật sở hữu trí tuệ.

Theo Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ, biện pháp hành chính áp dụng để xử lí những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến mức gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho xã hội. Mặc dù pháp luật hình sự không quy định cụ thể, tuy nhiên chúng ta hiểu rằng khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu cơ quan nào xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hũu trí tuệ theo thủ tục hành chính cũng là một vấn đề lớn cần phải xem xét để hoàn thiện. Hiện nay, pháp luật quy định thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính cho rất nhiều cơ quan. Trong thực tế, các cơ quan này đôi khi hoạt động chồng chéo, đôi khi lại không cơ quan nào xử lí hành vi vi phạm. Chính vì vậy, để việc xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các cơ quan này phải độc lập với nhau nhưng đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động.

2. Biện pháp hình sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của toà án.

Bộ luật hình sự quy định các tội danh và hình phạt tương ứng nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo vệ quyền tác giả, Bộ luật hình sự quy định hai tội: tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131) và tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271).

Để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, Bộ luật hình sự quy định các tội: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158); tội lừa dối khách hàng (Điều 162); tội xâm phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).

Tuy nhiên, pháp luật hình sự mới chỉ quy định các tội xâm phạm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp mà chưa quy định các tội xâm phạm quyền đối với giống cây trồng. Bởi vậy, khi xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự, các nguyên tắc chung của pháp luật hình sự được áp dụng để giải quyết.

4. Biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lí hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lí bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Các tranh chấp sở hữu trí tuệ là loại tranh chấp dân sự, bởi vậy về nguyên tắc tranh chấp sở hữu trí tuệ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều đặc thù của vi phạm, tranh chấp sở hữu trí tuệ, Luật sở hữu trí tuệ quy định nhiều nội dung cụ thể hơn so với Bộ luật tố tụng dân sự với mục đích giải quyết tốt loại vi phạm, tranh chấp này. Ví dụ, quy định về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự (Điều 203), nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 204), căn cứ xác định mức bồi thường do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 205), nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 208).

Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và tác giả, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như các chủ thể có quyền liên quan khác có quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền của mình. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Điều 25, Điều 27, Điều 33, Điều 34), thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ được xác định như sau:

a. Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện;

b. Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, thuộc quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh;

c. Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại, kinh doanh và thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh.

Thủ tục tố tụng dân sự cho phép tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tác giả, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp và chủ văn bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng cũng như các chủ thể có quyền liên quan khác được quyền khởi kiện yêu cầu toà án công nhận quyền của mình; buộc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng phải chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc người có hành vi xâm phạm phải bổi thường thiệt hại, phải thực hiện nghĩa vụ, phải xin lỗi, cải chính công khai; buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Theo biện pháp dân sự, tòa án buộc cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần cho các chủ thể quyền tác giả, quyền sở hữu cống nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, khoản bù đắp tổn thất tinh- thần chỉ dành cho tác giả các tác phẩm vãn học, nghệ thuật, khoa học, người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng mà không dành cho chủ sở hữu các đối tượng này. Mức bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp không xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất thì toà án có thẩm quyền ấn định mức bồi thường tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại nhưng không quá năm trăm triệu đồng (500.000.000. đồng). Mức bồi thường về tinh thần trong giới hạn từ năm triệu đồng (5.000.000 đồng) đến năm mươi triệu đồng (50.000.000 đồng).

Để bảo vệ quyền lợi các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật quy định cho những chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Biện pháp khẩn cấp tạm thời được toà án áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự. Luật sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp tạm thời gồm: thu giữ, kê biên, niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển; cấm dịch chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên, cũng như việc áp dụng các biện pháp bảo đảm ngắn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính, toà án chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp nhất định (theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 206 Luật sở hữu trí tuệ). Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải tuân thủ quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Chương VIII, Phần thứ nhất).

5. Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Cơ quan hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Cụ thể, cơ quan hải quan áp dụng hai loại biện pháp sau: tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kiểm tra,giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo Luật hải quan năm 2001 (Điều 57 và Điều 58), cơ quan hải quan được tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu.

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Sở hữu trí tuệ và góc nhìn cận cảnh trong lĩnh vực thể thao

Sở hữu trí tuệ và góc nhìn cận cảnh trong lĩnh vực thể thao

Chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ (SHTT) thế giới năm 2019 là “Vươn tới Giải Vàng: Sở hữu trí tuệ và thể thao” đã đưa ra một góc nhìn cận cảnh hơn trong lĩnh vực thể thao, tập trung vào việc phổ biến và nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về một khía cạnh hoàn toàn mới trong việc áp dụng Luật  SHTT vào ngành kinh doanh thể thao.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Phan Ngân Sơn cục phó cục sở hữu trí tuệ

Ông Phan Ngân Sơn - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ.

Ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm nay (2019) là “Vươn tới Giải Vàng: Sở hữu trí tuệ và thể thao” đề cao việc khai thác tài sản trí tuệ trong thể thao nói riêng và các lĩnh vực hoạt động khác nói chung tại Việt Nam và trên thế giới. Khẳng định được đằng sau những thành công trong thể thao đều có sự góp mặt của  các yếu tố liên quan đến sở hữu trí tuệ như: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, quyền tác giả và quyền liên quan,…

Việc tạo ra các sáng chế, các giải pháp cải tiến các dụng cụ thể thao sẽ mang lại những lợi ích như thế nào cho người sử dụng và mang lại những giá trị gì cho doanh nghiệp?

Ông Phan Ngân Sơn: Từ bao lâu nay thể thao luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Thể thao giúp cân bằng cuộc sống và mang lại sức khỏe cho mọi người trong cuộc sống.

Các sáng chế, các giải pháp cải tiến dụng cụ thể thao sẽ mang lại sự tiện lợi hơn cho người sử dụng, giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc tập luyện, thi đấu, có thể đem lại thành tích thể thao cao hơn….

Ví dụ như sáng chế có thể là các máy tập chạy, máy đạp xe … giúp người sử dụng có thể tập luyện ngay tại nhà mà không phải ra ngoài. Đó có thể là các giải pháp hữu ích liên quan đến phương tiện bảo vệ đầu gối, cổ chân, cổ tay … để hạn chế chấn thương trong khi chơi thể thao. Và rất nhiều các sáng chế khác nhằm đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao của mọi người.

Đối với các doanh nghiệp, việc thương mại hóa các giải pháp được bảo hộ độc quyền sáng chế hay giải pháp hữu ích giúp cho họ thu được lợi nhuận cao. Vì để đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao của hàng tỷ người thì số lượng, công cụ, phương tiện thể dục thể thao sản xuất ra hằng năm là rất lớn, nên các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc bảo hộ các đối tượng liên quan đến thể dục thể thao. Chúng ta có thể thấy vai trò của SHTT đối với việc tạo ra giá trị kinh tế trong lĩnh vực thể thao là rất rõ ràng.

sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thể thao

Chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ (SHTT) thế giới năm 2019 là “Vươn tới Giải Vàng: Sở hữu trí tuệ và thể thao”

Các doanh nghiệp có thể thu lợi từ việc bán các máy móc, dụng cụ được bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, các khoản thu từ quảng cáo, chương trình phát sóng các sự kiện thể thao trên tivi, đài, báo, mạng xã hội, youtube …Ngoài ra, các đội bóng như bóng đá, bóng rổ hay các vận động viên cũng nhận được rất nhiều hợp đồng tài trợ khi mang trên mình nhãn hiệu thể thao của các hãng khi thi đấu.

Thể thao có vai trò quan trọng trong đời sống, tuy nhiên tỷ lệ đơn đăng ký SHTT trong lĩnh vực thể thao nước ta còn khá là khiêm tốn, ông đánh giá thế nào về việc này?

Ông Phan Ngân Sơn: Tỷ lệ đơn đăng ký bảo hộ quyền SHTT cho các đối tượng liên quan đến thể thao còn thấp và đặc biệt là trong lĩnh vực sáng chế và kiểu dáng công nghiệp. Điều này phản ánh các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng chỉ mới phần nào gọi là quan tâm đến việc gắn kết giữa nghiên cứu phát triển và bảo hộ SHTT cho các kết quả nghiên cứu phát triển đó chứ cũng chưa thực sự đầu tư mạnh mẽ. Các đơn đăng ký SHTT của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thể thao cũng chỉ mới tập trung vào nhãn hiệu là chính.

Hiện nay có 1897 doanh nghiệp đăng ký 2622 nhãn hiệu trong lĩnh vực thể thao nhưng sáng chế trong vòng 10 năm trở lại đây mới chỉ có 12, và kiểu dáng công nghiệp là 83 của 14 doanh nghiệp đăng ký tại Cục SHTTĐiều này thể hiện số lượng đơn đăng ký sáng chế trong lĩnh vực thể thao còn ít và đây cũng là mảnh đất, dư địa lớn cho việc phát triển các sản phẩm tạo ra các công cụ, phương tiện trong hoạt động thể dục thể thao.

Cục SHTT có những hỗ trợ gì cho lĩnh vực thể thao trong việc đăng kí sáng chế so với các lĩnh vực khác?

Ông Phan Ngân Sơn: Thực tế thì số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền SHTT trong lĩnh vực thể thao trong các năm qua cũng không nhiều. Nhà nước cũng chưa có chính sách cụ thể gì liên quan đến việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT riêng cho thể thao. Tuy nhiên, nằm trong chính sách chung với tất cả các lĩnh vực trong đó có thể thao thì có khá nhiều các chương trình, hoạt động hỗ trợ.

Ví dụ như chương trình phát triển tài sản trí tuệ trong đó hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh phí để đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích hay hỗ trợ kinh phí để áp dụng các sáng chế, giải pháp hữu ích đã được bảo hộ của người Việt Nam vào thực tiễn.

Cục SHTT hiện nay cũng đang phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới để tạo ra mạng lưới IPHub, là mạng lưới các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học nhằm hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong việc tìm kiếm thông tin sáng chế, đăng ký sáng chế và thương mại hóa các sáng chế đã được bảo hộ trên phạm vi cả nước.

Là lĩnh vực gắn bó mật thiết với đời sống, vậy vấn đề phòng, tránh vi phạm quyền SHTT, Cục có những giải pháp, chế tài đặc biệt gì?

Ông Phan Ngân Sơn: Hiện nay nhằm hạn chế các vấn đề xâm phạm quyền SHTT và làm tăng tỷ lệ đơn đăng ký SHTT thì Cục cũng đang triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức qua các chương trình truyền hình, báo đài, các sự kiện … Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng khác như Thanh tra Bộ, Quản lý thị trường tổ chức các đoàn kiểm tra một cách thường xuyên.

Bên cạnh đó, Cục SHTT cũng có nhiều hoạt động hợp tác với các cơ quan quốc tế hay quốc gia khác để phối hợp trong công tác thực thi quyền SHTT.

Trước mắt, để giảm thiểu tình trạng xâm phạm quyền SHTT, ở góc độ doanh nghiệp điều đầu tiên cần lưu ý là chính doanh nghiệp - chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ - là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng, chống hàng giả, hàng nhái. Luật SHTT cũng quy định việc bảo vệ quyền SHTT không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp.

Để bảo vệ quyền SHTT của mình, doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ các đối tượng SHTT của mình một cách kịp thời; Quản lý, giám sát tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN trên thị trường để có những biện pháp bảo vệ thích hợp; Phối hợp tốt với các cơ quan thực thi khi được yêu cầu; Tạo cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng để chính người tiêu dùng có thể là người phát hiện hàng giả, hàng nhái và bài trừ hàng giả, hàng nhái….

Về lâu dài, cần nâng cao năng lực xử lý xâm phạm quyền SHTT của các cơ quan thực thi quyền và đưa SHTT trở thành một nội dung giảng dạy chính thức trong hệ thống giáo dục để hình thành văn hóa đổi mới, sáng tạo và tôn trọng quyền SHTT trong toàn xã hội.

Xin cảm ơn ông!

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Các nhà khoa học còn “thờ ơ” với bảo hộ sáng chế

Các nhà khoa học còn “thờ ơ” với bảo hộ sáng chế

Mặc dù nhận thức về SHTT trong các viện/trường hai năm trở lại đây được gia tăng rõ rệt nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, việc xác lập quyền bảo hộ sáng chế cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa được nhận thức một cách đầy đủ.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Ông Phan Ngân Sơn phó cục trưởng cục sở hữu trí tuệ

Đặc biệt, các nhà khoa học chưa đánh giá đúng về khả năng bảo hộ sáng chế cho sản phẩm nghiên cứu nên chưa tiến hành đăng ký.

Hạn chế này được ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ KH&CN nêu ra tại hội thảo “Tăng cường khả năng quản lý, thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong viện nghiên cứu, trường đại học”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học.

Ông Sơn cho hay, theo thống kê của Liên đoàn Kế toán Quốc tế, nếu như vào những năm 1975, tài sản hữu hình chiếm đến 83% giá trị của doanh nghiệp thì sau 40 năm, con số này chỉ còn 16%. Điều này rõ ràng cho thấy tầm quan trọng của tài sản vô hình đối với việc định giá các doanh nghiệp trên thị trường. Cũng theo thống kê năm 2013, 80% giá trị của doanh nghiệp đưa lại là do quản lý tài sản vô hình, 20% là hữu hình.

Tại Việt Nam, nếu như trước đây, tình trạng đăng ký bảo hộ quyền SHTT của các viện/trường còn chiếm tỷ lệ thấp so với kết quả nghiên cứu của nhà khoa học, so với lượng đơn Cục SHTT nhận được.

Ví dụ năm 2015, số lượng đăng ký sáng chế của các viện/trường chỉ chiếm ¼ so với tổng số đơn của các nhà sáng chế Việt Nam. Nhưng đến năm 2017 tăng lên trên 30%, sự gia tăng số đơn cho thấy nhận thức của các Viện, trường được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều hạn chế trong hoạt động của các viện/trường.

Ông Sơn cho rằng, ngoài hạn chế về nhận thức nói trên thì còn phải kể đến việc phần lớn các viện/trường chưa có một chính sách riêng về SHTT phù hợp với điều kiện hoạt động của trường. Một số trường có chính sách phân định về quyền sở hữu để phân chia lợi nhuận khi tài sản trí tuệ được thương mại hóa, tuy nhiên phần nhiều các trường chưa có.

hội thảo khoa học về sở hữu trí tuệ

Bên cạnh đó, các viện/trường chưa có một tổ chức có chức năng về SHTT và chuyển giao công nghệ để hỗ trợ cho các nhà khoa học, tức là chưa có một nguồn nhân lực chuyên nghiệp về SHTT trong các viện/trường.

Việc khai thác thông tin sáng chế của các viện/trường không được chú trọng, gây ra tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, đôi khi các nghiên cứu bị trùng lặp với giải pháp có sẵn trên thế giới nên không hoạch định được chiến lược nghiên cứu hiệu quả và dài hạn.

“Điều đáng nói là mặc dù những năm gần đây số lượng đăng ký bài báo trên các tạp chí của viện/trường gia tăng đáng kể, tuy nhiên đa phần các nhà khoa học cũng không nhận thức được cần phải tiến hành đồng thời đẩy mạnh công bố các bài báo khoa học, song song với đó là bảo hộ các sản phẩm khoa học của mình”, ông Sơn nói.

Tại Hội thảo, ông Sơn cũng cho biết, hiện Cục SHTT là đơn vị được Bộ KH&CN giao cho quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ (Chương trình 68) , trong Chương trình này có các dự án nâng cao năng lực SHTT cho các trường đại học, tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu, tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, không những cho các viên/trường mà cho cả các thành phần khác như doanh nghiệp, nhà quản lý, các địa phương cũng như các nhà thực thi… để tạo ra nguồn nhân lực trong hệ thống SHTT.

Cục SHTT cũng đang cùng WIPO triển khai Dự án khởi tạo môi trường SHTT nhằm tạo ra một hệ sinh thái SHTT, tức là xây dựng một mạng lưới các tổ chức SHTT của các viện/trường.

“Để làm được điều này, trước tiên các viện/trường phải xây dựng được một tổ chức có chuyên môn, có chức năng riêng biệt về SHTT và chuyển giao công nghệ. Cùng với Dự án sẽ xây dựng được một mạng lưới kết nối tạo ra hệ sinh thái SHTT. Các mạng lưới này tại các trường sẽ giúp cho hoạt động SHTT các viện/trường phát triển mạnh mẽ, trong đó có nguồn nhân lực đã được đào tạo chuyên môn, bài bản”, ông Sơn nhấn mạnh.

Hội thảo này cũng nhằm trao đổi kinh nghiệm, thảo luận về những về thực trạng và định hướng hoạt động sở hữu trí tuệ, nhận diện và quản trị tài sản trí tuệ, đồng thời, thông qua Hội thảo này và các Hội thảo tương tự, Cục SHTT sẽ có thêm các thông tin về thực trạng, nhu cầu của các viện nghiên cứu, trường đại học để hoạch định, định hướng các hoạt động của Cục SHTT nói chung và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ phù hợp với chỉ đạo của chính phủ và nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp và tổ chức khoa học công nghệ.

Hội thảo nằm trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về bảo hộ, phát triển về tài sản trí tuệ, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ; bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc thù của địa phương; Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các tham luận về: Giới thiệu Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020; Giới thiệu về Hệ thống hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, mạng lưới IP-HUB; Thực trạng và định hướng hoạt động SHTT trong doanh nghiệp; nhận diện và quản trị tài sản trí tuệ….cùng những trao đổi thảo luận của các chuyên gia đề xuất phương án nhằm tăng cường hoạt động SHTT trong doanh nghiệp, viện/trường.

 
 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Nhiều trường đại học “bỏ rơi” vấn đề sở hữu trí tuệ trong đào tạo

Nhiều trường đại học “bỏ rơi” vấn đề sở hữu trí tuệ trong đào tạo

“Khởi nghiệp tốt hơn nhiều nếu bạn trẻ chú trọng đến sở hữu trí tuệ vì đây là công cụ rất tích cực trong việc tạo ra giải pháp mới, áp dụng những ý tưởng chưa có ở Việt Nam… bảo hộ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”, ông Phan Ngân Sơn – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ chia sẻ.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

vấn đề sở hữu trí tuệ trong các trường đại học

Nhằm nâng cao nhận thức và đẩy mạnh hoạt động đào tạo, truyền thông về sở hữu trí tuệ trong khởi nghiệp sáng tạo tại các trường đại học, các trung tâm hỗ trợ và ươm tạo, startup, chiều 19/12, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức Hội thảo “Chuyên đề về sở hữu trí tuệ trong khởi nghiệp sáng tạo”.

Tại Hội thảo này, ông Phan Ngân Sơn cho biết, Sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy giá trị tài sản trí tuệ có thể lớn hơn rất nhiều so với giá trị các tài sản hữu hình. Việc bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nâng cao năng lực, vị thế của các doanh nghiệp, tổ chức khoa học giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị lớn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với các dự án khởi nghiệp sáng tạo là rõ ràng. Chỉ một vài thập kỷ trước, phần lớn tài sản của các doanh nghiệp của Mỹ là hữu hình. Các tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ chiếm khoảng 20% tài sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2005, tỷ lệ tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp về cơ bản đã bị đảo ngược; giá trị thị trường của S&P 500 (chỉ số chứng khoán dựa trên vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch) là khoảng 80% tài sản vô hình và đến năm 2015, con số này là 87%.

Ở Việt Nam, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Tuy nhiên, có một thực trạng chung đó là các nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa nghĩ đến việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ hoặc ngại đăng ký vì nhiều lý do.

Đôi khi điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về kiến thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp này thường không nắm được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ và vẫn còn “thờ ơ” với việc đăng ký sở hữu trí tuệ.

Do đó, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho xã hội về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo là hết sức quan trọng, đặc biệt là việc tuyên truyền sâu rộng về vai trò và sự gắn kết giữa đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thực tế cũng cho thấy, chỉ có một số ít trường Đại học, nhà trường có quan tâm về sở hữu trí tuệ đã đưa một số môn về sở hữu trí tuệ, một số chủ đề về sở hữu trí tuệ vào trong quá trình đào tạo. Nhưng để nhận thức rõ ràng, chính xác và hiểu sâu về quyền sở hữu trí tuệ, có thể khai thác và ứng dụng được những quyền đó, xa hơn nữa là có ý thức sáng tạo ra các tài sản trí tuệ và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác lại chưa được đầu tư đúng mức.

“Khởi nghiệp tốt hơn nhiều nếu bạn trẻ chú trọng đến sở hữu trí tuệ vì đây là công cụ rất tích cực trong việc tạo ra giải pháp mới, áp dụng những ý tưởng chưa có ở Việt Nam… bảo hộ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”, ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đồng ý thực hiện một số dự án liên quan tới đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ, trong đó có dự án nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp. Các dự án này thực hiện thành công thì vấn đề nhân lực sở hữu trí tuệ sẽ đáp ứng được nhu cầu từ thực tế.

Chia sẻ một cách thẳng thắn, PGS.TS Lê Thị Thu Thủy – Hiệu phó Trường Đại học Ngoại thương cho hay, sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp được nghiên cứu và giảng dạy như là hai lĩnh vực độc lập tại Đại học Ngoại thương tương đối sớm (so với các trường đại học khác). Các hoạt động triển khai dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau (hội thảo, nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, hợp tác doanh nghiệp, gameshow…) nhưng được biết đến rộng rãi vẫn chủ yếu là gameshow của sinh viên VietnamIPChallenge, Kawai, VSIC…

Các hoạt động gắn kết hai lĩnh vực này đã triển khai từ phía đội ngũ giảng dạy sở hữu trí tuệ của trường nhưng còn đơn lẻ và chưa được cộng đồng khởi nghiệp đón nhận do quá mới, câu chuyện cấp thiết của startup vẫn là làm thế nào có được sản phẩm tốt chứ chưa nghĩ đến thương hiệu hay sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các hoạt động sở hữu trí tuệ tại Nhà trường vẫn kiên trì gắn với đổi mới sáng tạo và thương hiệu.

PGS.TS Thủy cũng cho rằng, một trong những vấn đề khó khăn đối trong hoạt động sở hữu trí tuệ và khởi nghiệp đó là nhân sự mỏng, nhận thức của các trường, các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp chưa cao…

“Chúng tôi mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ có sự phối hợp với Bộ GD-ĐT để có thể đưa nội dung sở hữu trí tuệ đến với các trường đại học, xây dựng lực lượng giảng viên nguồn về sở hữu trí tuệ”, PGS. TS Lê Thị Thu Thủy nói.

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Bồi dưỡng chuyên sâu về sở hữu trí tuệ cho lãnh đạo, cán bộ Sở KH&CN

Bồi dưỡng chuyên sâu về sở hữu trí tuệ cho lãnh đạo, cán bộ Sở KH&CN

70 học viên bao gồm lãnh đạo và cán bộ của 34 Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) các tỉnh thành phố tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sở hữu công nghiệp do Cục SHTT tổ chức ngày 11-14/9/2018, tại Hà Nội.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

bồi dưỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ

Lớp tập huấn SHCN nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý sở hữu công nghiệp (SHCN), đặc biệt là cán bộ chuyên trách của các Sở KH&CN trong cả nước.

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, lớp tập huấn chuyên sâu được thiết kế theo hướng đi sâu vào thực hành và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn với các bài tập xử lý tình huống trên cơ sở hồ sơ đơn thực tế để các cán bộ có thể vận dụng trực tiếp vào công việc hằng ngày của mình nhằm thực hiện tốt công tác quản lý và thực thi tại địa phương.

Trong thời gian qua, công tác sở hữu công nghiệp có những bước phát triển quan trọng, thể hiện ở số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không ngừng gia tăng, sự hiểu biết của công chúng về sở hữu công nghiệp ngày một nâng cao và hoạt động thực thi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - một vấn đề có tính chất quyết định trong hệ thống sở hữu trí tuệ của chúng ta, đang ngày càng được các cơ quan có trách nhiệm, các chủ thể quyền quan tâm cũng đã đạt được những kết quả khả quan.

Tính đến ngày 31/6/2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận 49.186 đơn các loại, trong đó: 29.594 đơn đăng ký xác lập quyền SHCN (tăng 9,37% so với cùng kỳ năm 2017), bao gồm: 2.846 đơn sáng chế; 220 đơn giải pháp hữu ích; 1.341 đơn kiểu dáng công nghiệp; 21.551 đơn đăng ký nhãn hiệu; 3.628 đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế chỉ định Việt Nam; 03 đơn chỉ dẫn địa lý; 5 đơn thiết kế bố trí mạch tích hợp và 23.153 đơn khác, trong đó có 100 đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam (6 đơn sáng chế, 94 đơn nhãn hiệu).

Bên cạnh các kết quả đạt được, Cục cũng phải đối mặt với những thách thức lớn. Lượng đơn đơn đăng ký sở hữu công nghiệp ngày càng tăng nhưng hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý đơn; hiệu quả hoạt động hỗ trợ thương mại hóa, khai thác quyền SHTT còn chưa cao. Các thách thức này đã và đang đặt ra những nhiệm vụ to lớn của Cục SHTT trước xã hội và Chính Phủ.

Cục SHTT cũng đang đặt ra những nhiệm vụ cấp bách đã và đang tập trung giải quyết như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT; Ban hành Chiến lược SHTT Quốc gia, đưa ra những định hướng tổng thể và chiến lược cho mọi hoạt động của hệ thống SHTT Việt nam; Đặc biệt chú trọng vào cải cách hệ thống quản lý SHTT, nâng cao năng lực của các hệ thống xác lập quyền, đáp ứng yêu cầu của người nộp đơn, doanh nghiệp và xã hội…đưa SHTT trở thành một công cụ đặc lực cho đổi mới sáng tạo và phát triển KT-XH.

“Để thực hiện các nhiệm vụ trong những năm tới, không ai khác trách nhiệm thuộc về chúng ta - các cán bộ thuộc hệ thống quản lý hoạt động SHCN trong cả nước, từ Trung ương đến địa phương”, ông Đinh Hữu Phí nhấn mạnh.

Với mục đích thường xuyên nâng cao năng lực quản lý, thực thi hoạt động SHCN của các cán bộ trong cả hệ thống, Cục Sở hữu trí tuệ thường xuyên định kỳ tổ chức các lớp tập huấn dành cho cán bộ các Sở KH&CN. Tháng 8 vừa qua lớp tập huấn kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ chuyên trách của các địa phương đã được tổ chức với sự tham gia của 60 cán bộ đến từ 27 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Hội thảo tập trung vào các chuyên đề: Đánh giá tính phân biệt của Nhãn hiệu, những vấn đề cần lưu ý; Tra cứu thông tin và soạn thảo bản mô tả Sáng chế; Đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý.

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Việt Nam tăng hạng trong xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam tăng hạng trong xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa chính thức công bố Báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018. Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng 2 bậc lên vị trí 45/126 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng. Thứ hạng này đã cải thiện tăng 2 bậc so với năm 2017, tăng 14 bậc so với năm 2016

Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu (Global Innovation Index, gọi tắt là GII) là một bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực ĐMST của các quốc gia, được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Viện INSEAD, Pháp và Đại học Cornell, Hoa Kỳ.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

việt nam tăng hạng trong đổi mới sáng tạo toàn cầu

Năm 2018, việc tính toán chỉ số GII có thay đổi về phương pháp, cụ thể là thay đổi về số lượng chỉ số, nội hàm chỉ số và phương pháp tính toán chỉ số. GII 2018 với 21 nhóm chỉ số và 80 tiểu chỉ số vẫn được chia thành 7 trụ cột chính với 5 trụ cột đầu vào là: Thể chế vĩ mô, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Thị trường và Môi trường kinh doanh và 2 trụ cột đầu ra là: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng tạo.

Việt Nam có điểm số cao trong cả 7 trụ cột đánh giá

Theo báo cáo vừa được tổ chức WIPO công bố, chỉ số GII năm 2018 của Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng 02 bậc, lên vị trí 45 trên 126 quốc gia/nền kinh tế được xếp hạng. Thứ hạng này đã cải thiện 14 bậc so với xếp hạng năm 2016. Quan trọng hơn, Việt Nam có điểm số cao trong cả 7 trụ cột, đều cao hơn mức trung bình.

Kết quả chỉ số GII năm 2018 là minh chứng quan trọng cho kết quả chỉ đạo quyết liệt, toàn diện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia.

Cụ thể, Thể chế vĩ mô tiếp tục được cải thiện đáng kể, điển hình như chỉ số về Nâng cao hiệu quả Thực thi pháp luật tăng mạnh từ hạng 74 lên hạng 57; Chỉ số về Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện tăng 10 bậc.

Nhóm chỉ số về Trình độ thị trường tiếp tục có sự cải thiện với chỉ số về Tín dụng tiếp tục tăng từ hạng 17 lên hạng 15. Những chỉ số này thể hiện sự chỉ đạo và những giải pháp của Chính phủ trong việc đảm bảo kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, cùng các giải pháp tập trung vào giảm lãi suất cho vay bình quân của hệ thống ngân hàng thương mại, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng định hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Nhóm chỉ số về Trình độ kinh doanh tăng 7 bậc, là nhóm có sự cải thiện thứ hai sau Thể chế. Trong đó, đáng kể nhất là chỉ số Chi cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp tăng 23 bậc lên thứ 13, chỉ số Chi cho nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp tăng 4 bậc lên thứ 48, và chỉ số Hợp tác Đại học và Doanh nghiệp tăng 17 bậc lên thứ 59. Đây đều là những yêu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển dựa trên hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đặc biệt, với chỉ số mới về sáng tạo trực tuyến là chỉ số Tạo ứng dụng di động, một chỉ số về phát triển kinh tế số, Việt Nam được xếp hạng 16, thay cho vị trí thứ 52 về tải video lên youtube của năm 2017.

Những kết quả rất khích lệ này cho thấy những đột phá trong chỉ đạo quyết liệt, toàn diện của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ, tạo ra những kết quả rất cụ thể, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống đổi mới, thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra nhu cầu để doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhanh hơn, mạnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Kết quả chỉ số GII năm 2018 cho thấy Việt nam đã đạt được hoặc gần đạt được các chỉ tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2020 tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP.

Đánh giá về sự thăng hạng của Việt Nam về Chỉ số đổi mới sáng tạo, ông Sacha Wunsch- Wincent, chuyên gia cao cấp của WIPO cho biết, trong bảng sếp hạng năm nay, Việt Nam nổi lên là một quốc gia đặc biệt vì 2 lí do, trước hết Việt Nam là quốc gia liên tục thăng hạng trong bảng xếp hạng ĐMST toàn cầu, thứ 2 Việt Nam liên tục được đánh giá là hoạt động nổi nổi bật trong sự đổi mới phục vụ sự phát triển kinh tế. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có sự chỉ đạo từ cấp Thủ tướng với một Nghị quyết thành lập một nhóm chuyên viên đặc biệt, một Bộ, Ban, ngành khác nhau để cùng thúc đẩy chính sách ĐMST.

Bộ Khoa học & Công nghệ để xuất giải pháp để tiếp tục cải thiện chỉ số ĐMST

Để tiếp tục cải thiện thứ hạng trong chỉ số ĐMST một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, trong đó, đặc biệt lưu ý cải thiện các nhóm chỉ số về môi trường kinh doanh, thị trường vốn và đầu tư, ứng dụng tri thức và công nghệ.

Ngoài việc tiếp tục duy trì và nâng cao những kết quả đã được trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất một số giải pháp tập trung cải thiện những chỉ số mà Việt Nam đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm trong những năm gần đâycụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả thực thi của các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về cải thiện thế chế, đặc biệt là Nghị quyết 01, Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ, đến tất cả các cấp bộ, ngành, địa phương. Trong đó, tập trung khắc phục những hạn chế về Tạo thuận lợi giải quyết phá sản doanh nghiệp, Tạo điều kiện thuận lợi cho khởi sự kinh doanh và Cải thiện chất lượng các quy định pháp luật

Thứ hai, xây dựng, trọng dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật mạnh, kết hợp đồng thời biện pháp động viên, khuyến khích và đặt yêu cầu trở lại. Trong đó, cần quan tâm đầu tư, phát triển các trường đại học theo định hướng nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng nghiên cứu và hợp tác quốc tế.

Thứ ba, tái cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh với định hướng nâng cao hàm lượng nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, tạo ra nhiều hơn các việc làm thâm dụng tri thức trong bối cảnh hiện nay Việt nam đang tích cực, chủ động tiếp cận cuộc các mạng công nghiệp lần thứ 4 ( CMCN 4.0).

Thứ tư, tiếp tục coi doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia cùng với các giải pháp nâng cao năng lực ĐMST và hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải là chủ thể đi đầu trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Cụ thể, cần tập trung quan tâm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học đăng ký sáng chế, hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản trí tuệ .

Thứ năm, có những giải pháp tăng cường các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường công nghiệp văn hóa toàn cầu.

Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn có 07 chỉ số chưa có dữ liệu để đánh giá (trong đó có 03 chỉ số liên quan tới giáo dục) và 09 chỉ số có dữ liệu chưa cập nhật. Về vấn đề này Bộ KH&CN đã đôn đốc các bộ, cơ quan có liên quan, đồng thời đã có tiếp xúc, trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cùng tìm giải pháp khắc phục.

Theo đề xuất của Bộ KH&CN, tại Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư “chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đưa một số chỉ số về đổi mới sáng tạo vào thống kê quốc gia, thực hiện thống kê theo định kỳ”. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu và các bộ, cơ quan khác để có giải pháp cụ thể cho vấn đề này.

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh "than khó" khi nhận câu hỏi lớn về sở hữu trí tuệ

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh "than khó" khi nhận câu hỏi lớn về sở hữu trí tuệ

Khi được yêu cầu cho biết về những khó khăn khi thực thi sở hữu trí tuệ đằng sau các Hiệp định FTA và CPTPP, giải pháp để Việt Nam áp dụng hiệu quả nội dung về các sở hữu trí tuệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đành phải thừa nhận đây là một câu hỏi lớn và thực sự… rất khó.

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh trả lời câu hỏi liên quan đến sở hữu trí tuệ

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh

Chiều 15/8, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh bất ngờ nhận được câu hỏi chất vấn của đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai xoay quanh câu chuyện về sở hữu trí tuệ.

Hiện nay đang trong tiến trình hội nhập kinh tế sâu rộng, chúng ta đã tham gia rất nhiều các hiệp định cam kết quốc tế về hợp tác phát triển, trong đó vấn đề sở hữu trí tuệ thì được các quốc gia quan tâm và coi trọng, đó là một trong những yếu tố rất được quan tâm của các nước. Vậy Bộ trưởng cho biết những khó khăn khi thực thi sở hữu trí tuệ đằng sau các Hiệp định FTA và CPTPP là gì và Bộ trưởng có giải pháp nào để Việt Nam áp dụng hiệu quả nội dung về các sở hữu trí tuệ”, đại biểu Thanh Mai nêu vấn đề chất vấn.

Trước vấn đề nêu ra, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh thừa nhận đây là một câu hỏi lớn và thực sự rất khó với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cũng như rất nhiều bộ, ngành liên quan.

Tuy nhiên người đứng đầu Bộ KH&CN cũng cho hay, sở hữu trí tuệ và cụ thể là tài sản trí tuệ tạo ra của mỗi quốc gia thì sẽ rất quan trọng. Trước mắt là làm sao tổ chức thực thi hiệu quả được những cam kết mà chúng ta đã ký kết được, dài hạn hơn thì nó phục vụ cho năng lực cạnh tranh quốc gia để chúng ta vươn lên.

“Chúng tôi rất chia sẻ cơ quan đầu mối và thường trực việc này là Bộ Công Thương đã hết sức quyết liệt và kịp thời ra chương trình hành động để triển khai thực thi các hiệp định FTA đã ký kết. Trong đó chúng tôi thấy có 4 nội dung quan trọng xin báo cáo Quốc hội, thứ nhất là tất cả các bộ, ngành có liên quan phải rà soát pháp luật để làm sao chúng ta đáp ứng được đúng cam kết đó, qua đó chúng ta thực thi.

Thứ hai, tổ chức tuyên truyền như thế nào để các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế nắm được tinh thần đó, mình có lợi thế và đã được bảo hộ, qua đó tận dụng được và áp lực đi kèm là gì.

Thứ ba, cụ thể hoá mỗi bộ, ngành đều phải có chương trình hành động để tổ chức thực hiện việc này.

Thứ tư, về dài hạn hơn, mỗi bộ, ngành, địa phương cũng phải xem tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và nền kinh tế của mình để làm sao đáp ứng được điều chỉnh do áp lực của ký kết thực hiện”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói.

Nhìn từ góc độ khoa học, công nghệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh thẳng thắn cho biết: Công sức của đoàn đàm phán có nhiều điểm rất lớn. Ví dụ, sở hữu trí tuệ đằng sau CPTPP vừa rồi đã được Quốc hội thông qua rất cao để ủng hộ cho những cam kết thông qua sửa đổi một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ. 20 nội dung sở hữu trí tuệ đã có tới 11 nội dung mà các thành viên trong đoàn đàm phán đấu tranh được gia hạn, nghĩa là thêm thời hạn bảo hộ. Ví dụ, bảo hộ được thêm thời hạn 5 năm cho dữ liệu thực nghiệm dược phẩm. Liệu Bộ Y tế, ngành y tế có một chương trình hành động để tận dụng được cơ hội hay không là một việc rất cụ thể.

Tương tự như vậy, đối với hiệp định với châu Âu vừa rồi mà chúng ta rất thắng lợi, trong đó có một chương và 63 điều về sở hữu trí tuệ. Rất vui là hai luồng hàng sẽ bổ trợ lẫn nhau chứ không xung đột và cạnh tranh trực tiếp. Có 69 chỉ dẫn địa lý từ châu Âu vào Việt Nam. Tương tự như vậy, Việt Nam có 39 chỉ dẫn địa lý về mặt hàng. Chúng ta ngay lập tức phải làm rõ những mặt hàng này là gì để chương trình hành động đi kèm và thực hiện.

“Đối với riêng ngành KH&CN, chúng tôi đã ra chương trình hành động này, rất khó khăn, áp lực với anh em, bởi cách đây vài năm việc tồn đơn xử lý của sở hữu trí tuệ vẫn còn hiện hữu. Nhưng vài năm trở lại đây, từ đầu nhiệm kỳ đến giờ đã bắt đầu tăng tốc từ trên 40.000 đơn và bây giờ tới 90.000 đơn các loại mỗi năm, đây là một khối lượng rất khổng lồ”, bộ trưởng Chu Ngọc Anh bày tỏ.

Bộ trưởng Bộ KH&CN cũng thông tin thêm, 6 tháng đầu năm 2019 có hai việc rất quan trọng, đó là số lượng đơn tăng tới 28% nhưng 67% trong tổng số đơn này được bảo hộ, có nghĩa là hoạt động đổi mới sáng tạo và cạnh tranh của ta để đóng góp vào là số bảo hộ tăng tới 67%. Tương tự như vậy, hợp đồng chuyển nhượng đối tượng sở hữu công nghiệp, đây là đối tượng mà xung quanh các cam kết rất quan tâm, vừa rồi tăng tới 23%.

“Trách nhiệm của chúng tôi, ví dụ như trong phê duyệt của Quốc hội tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ thì có 5 nội dung là cách thức nộp đơn, quy định sáng chế, nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý và bảo vệ quyền. Riêng khâu thực thi bảo vệ quyền thì đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của tất cả các cơ quan liên quan. 4 nội dung còn lại quay trở về là áp lực đối với quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chúng tôi phải tăng cường áp lực này. Chúng tôi cũng đã thể hiện cao độ việc đó bằng cách xây dựng chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ, làm thế nào tăng đầu vào, làm thế nào khai thác đầu ra và cam kết thực thi rất cụ thể, đã trình lên Thủ tướng. Báo cáo Quốc hội chắc là trong tháng này sẽ triển khai luôn chiến lược quốc gia này”, bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói.

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Những vướng mắc trong thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Những vướng mắc trong thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu

Ngày 17/8/2019 tại Thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Thẩm định Nhãn hiệu trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Những vướng mắc trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu”...

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Ngày 17/8/2019 tại Thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Thẩm định Nhãn hiệu trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Những vướng mắc trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu”. Tham dự buổi tọa đàm có ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục SHTT, ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục SHTT kiêm Giám đốc Trung tâm Thẩm định Nhãn hiệu, ông Phan ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục SHTT cùng toàn bộ lãnh đạo, chuyên viên, nhân viên của Trung tâm Thẩm định Nhãn hiệu và đại diện của một số đơn vị liên quan trực thuộc Cục. 
 
cục sở hữu trí tuệ

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nói chung và đăng ký nhãn hiệu nói riêng được nộp vào Cục SHTT đã tăng đáng kể qua các năm. Trung tâm Thẩm định Nhãn hiệu đã và đang nỗ lực không ngừng để đẩy nhanh tốc độ xử lý cũng như nâng cao chất lượng thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của xã hội. Kết quả xử lý đơn tăng đáng kể trong thời gian gần đây là một minh chứng cho những nỗ lực đó. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định các thẩm định viên đang gặp phải một số vướng mắc nhất định xuất phát từ quy định pháp luật, từ sự vận động thay đổi nhanh chóng của điều kiện kinh tế, xã hội cũng như từ quan điểm chưa nhất quán giữa các thẩm định viên. Những vướng mắc này cần được trao đổi để thống nhất cách xử lý.

cục sở hữu trí tuệ

Tại buổi Toạ đàm, 5 chuyên đề được trình bày và thảo luận, bao gồm: Một số vướng mắc trong quá trình thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu (do ông Hoàng Văn Trình, Phòng Nhãn hiệu số 1 trình bày); Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu theo quan điểm thẩm định của Cục Sở hữu trí tuệ (do ông Nguyễn Đình Quang, Phòng Nhãn hiệu số 2 trình bày); Đánh giá sự tương tự của hàng hoá/dịch vụ trong công tác thẩm định nhãn hiệu – Một số quan điểm cần thống nhất (do bà Vũ Thị Phương Giang, Phòng Nhãn hiệu số 3 trình bày); Một số gợi ý liên quan tới việc lấy đối chứng trong thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu (do ông Đỗ Duy Nam, Phòng nhãn hiệu số 4 trình bày); Nhưng bất cập trong quá trình xử lý phản đối cấp (do bà Đặng Ngọc Anh, Phòng Nhãn hiệu số 5 trình bày).

Ở mỗi chuyên đề, dưới sự chủ trì của Ông Lê Ngọc Lâm, các đại biểu đã tham gia thảo luận, trao đổi quan điểm và đóng góp ý kiến sôi nổi, một số vấn đề đã thống nhất được hướng xử lý ngay tại Toạ đàm. Một số vấn đề cần trao đổi thêm với đại diện của người nộp đơn để thống nhất cách xử lý.

cục sở hữu trí tuệ

Kết thúc Toạ đàm, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Đinh Hữu Phí đã có những lời phát biểu khen ngợi về hiệu quả và thành công của buổi làm việc. Cục trưởng cũng nhấn mạnh từ những vấn đề đã thống nhất được tại Toạ đàm cần khẩn trương triển khai áp dụng trong công tác thẩm định trong thời gian tới.

cục sở hữu trí tuệ

Bên lề Toạ đàm, tối ngày 17/8/2019, toàn bộ Lãnh đạo Cục, cán bộ và Lãnh đạo Trung tâm Thẩm định Nhãn hiệu và các khách mời đã có một buổi giao lưu ấm cúng sau một ngày làm việc hiệu quả và tập trung. Đây là một họat động hiếm có nhưng đầy ý nghĩa giúp cho các thành viên của Trung tâm Thẩm định Nhãn hiệu có cơ hội giao lưu, hiểu biết nhau hơn để tăng cường tinh thần đoàn kết cũng như góp phần tái tạo sức lao động. Tất cả các thành viên tham gia Tọa đàm đều cảm nhận được niềm vui, có thêm sức khoẻ, nhận thức trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để tiếp nối thành công của 6 tháng đầu năm 2019 và mục tiêu nâng cao hơn nữa số lượng đơn đầu ra trong thời gian tới./.

 
 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Ngăn chặn hàng giả và các vi phạm về sở hữu trí tuệ

Ngăn chặn hàng giả và các vi phạm về sở hữu trí tuệ

Vừa qua, Hội nghị Kiểm soát biên giới về sở hữu trí tuệ và phân biệt hàng giả do Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức. Tại hội nghị chuyên gia đánh giá hàng giả hiện nay bày bán trên thị trường được làm với công nghệ ngày càng tinh vi, người tiêu dùng rất khó để phân biệt được.

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

 
 vi phạm về sở hữu trí tuệ

Ngoài việc kiểm soát biên giới, cơ quan chức năng cũng cần xem xét hàng giả đó được sản xuất tại Việt Nam hay được sản xuất, làm giả tại nước ngoài rồi vận chuyển trái phép vào Việt Nam tiêu thụ, để có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho thấy, các vụ việc vi phạm liên quan sản xuất, buôn bán hàng nhái, hàng giả nhãn mác và xâm phạm SHTT luôn song hành cùng nhau với phương thức, thủ đoạn hoạt động tương đối giống nhau.

Đa số các đối tượng này sử dụng nguồn nguyên liệu giá thành thấp, mua trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ để pha trộn với một lượng hàng thật; hoặc tự sản xuất hàng, sau đó dán nhãn mác của các DN đã được đăng ký nhãn hiệu để bán ra thị trường. Các đối tượng vi phạm hiện nay đều tinh vi, hiểu biết chính sách, am hiểu nhu cầu thị trường và thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn để trốn tránh sự phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng...

Vấn đề sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) không chỉ xảy ra phổ biến ở thị trường Trung Quốc, mà cũng đã xuất hiện khá tràn lan tại thị trường nội địa Việt Nam.

Ngoài nguồn hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT từ khu vực sản xuất nội địa, nguồn hàng giả xâm phạm từ thị trường Trung Quốc vào lãnh thổ VN là rất lớn, qua cả các con đường kinh doanh xuất nhập khẩu hợp pháp và bất hợp khâu, mà các khâu quản lý phòng chống của ta, trong thực tế, rất khó bao xuyến nỗi.

Mặc dù, tại nước ta, đã ban hành luật sở hữu trí tuệ do Quốc Hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 tại kỳ họp thứ 8, khóa XI và đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (đến nay đã tròn 5 năm), nhưng việc kiểm soát và đấu tranh ngăn ngừa việc xâm phạm QSHTT còn rất nhiều hạn chế và gian nan.

Chính phủ cũng đã ra chỉ thị 31/1999/CT/TTg ngày 21/10/1999 và chỉ thị 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 về yêu cầu đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi xâm phạm QSHTT, nhưng mặt trận chống hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT vẫn còn rất nóng và rất phức tạp, nhất là hàng giả xâm nhập từ biên giới phía Bắc và một số từ phía Tây, Tây Nam (chưa kể nạn buôn lậu).

Đến nay, các biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT được bảo hộ tại Việt Nam, nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm; quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm.

Tại hội thảo ông Hirai Shinji - Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại TP. Hồ Chí Minh cho biết thêm, hàng giả trên thị trường Việt Nam được bày bán công khai cả ở những trung tâm thương mại, chợ trung tâm có tên tuổi lớn. Ngoài việc kiểm soát biên giới, cơ quan chức năng cũng cần xem xét hàng giả đó được sản xuất tại Việt Nam hay được sản xuất, làm giả tại nước ngoài rồi vận chuyển trái phép vào Việt Nam tiêu thụ, để có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Lê Văn Triến - Phó Trưởng phòng Phòng Giám sát và Quản lý về Hải quan - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh - cho biết, việc hàng hóa giả mạo tràn lan trên thị trường Việt Nam hiện nay rất khó để kiểm soát và phân biệt. Vì thế người kinh doanh, DN chủ quyền SHTT phải chú trọng bảo vệ được quyền và bản quyền sản phẩm riêng của mình.

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Bảo hộ sở hữu trí tuệ trong CPTPP: Khuyến khích bảo hộ cả mùi

Bảo hộ sở hữu trí tuệ trong CPTPP: Khuyến khích bảo hộ cả mùi

So với pháp luật Việt Nam, cam kết sở hữu trí tuệ trong CPTPP còn mở rộng ra cả âm thanh, và khuyến khích các nước bảo hộ cả mùi.

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

 bảo vệ sở hữu trí tuệ

Các quy định về sở hữu trí tuệ trong CPTPP chính là kế thừa toàn bộ chương 18 gồm 83 điều của Hiệp định TPP. Tuy nhiên, CPTPP hoãn thi hành với 10 nội dung của chương 1817 về đối tượng được cấp bằng độc quyền sáng chế và thời hạn bảo hộ; về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm bí mật hoặc dữ liệu bí mật khác; về bảo hộ thuốc sinh học; về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; về các biện pháp bảo vệ quyền bằng công nghệ; về thông tin các nội dung quản lý của quyền sở hữu trí tuệ; về bảo hộ tín hiệu cáp và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; về chế tài và khu vực an toàn.

Khuyến khích bảo hộ về mùi

Thách thức từ các tiêu chuẩn bảo hộ cao đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ CPTPP đặt ra tiêu chuẩn bảo hộ cao hơn đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ so với pháp luật Việt Nam.

Đối với nhãn hiệu, Điều 18.18 CPTPP yêu cầu “không Bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh. Thêm vào đó, mỗi bên phải nỗ lực hết sức để đăng ký nhãn hiệu mùi…”. Đáng nói, Việt Nam chỉ có 3 năm (muộn nhất là 30/12/2021) phải thực hiện nghĩa vụ bảo hộ nhãn hiệu dưới hình thức âm thanh.

Đối với trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng, Điều 18.22 của CPTPP yêu cầu các nước không được xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng khi “nhãn hiệu đó đã được đăng ký tại Bên đó hoặc trong một lãnh thổ tài phán khác, hoặc được liệt kê trong một danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc đã được công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng”. Trong khi đó đây lại chính là những tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam.

Rõ ràng, Việt Nam phải ngay lập tức sửa đổi các nội dung này trong các văn bản pháp luật có liên quan để đảm bảo tính tương thích. Điều này có thể dẫn đến việc thay đổi căn bản toàn bộ cơ chế đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, và sẽ là thách thức đối với Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam.

Trong lĩnh vực sáng chế, CPTPP dành tiểu mục B để quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm bí mật hoặc dữ liệu bí mật khác đối với nông hóa phẩm- sản phẩm nông nghiệp có chứa một thành phấn hóa học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Đối với sáng chế, CPTPP đưa ra các tiêu chuẩn tương tự như quy định của pháp luật Việt Nam về tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Ngoài ra, Điều 18.38 của CPTPP bảo vệ chủ sở hữu sáng chế hơn khi quy định thời gian ân hạn đối với tính mới “mỗi bên phải bỏ qua ít nhất là các thông tin đã được bộc lộ công khai nếu việc bộc lộ công khai này do người nộp đơn sáng chế hoặc người có được thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp từ người nộp đơn sáng chế và xảy ra trong vòng 12 tháng trước ngày nộp đơn trong lãnh thổ của Bên đó”. 

Nhưng vấn đề này chưa được quy định rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Để tuân thủ CPTPP, Việt Nam cũng phải làm rõ các nội dung sẽ được công bố khi công bố sáng chế, cũng như xây dựng hệ thống đăng ký sáng chế minh bạch và hiệu quả hơn. Thêm vào đó, với quy định ân hạn như trên, chủ sở hữu sẽ giảm bớt rủi ro bị mất tính mới do lộ thông tin về sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký. 

Trong lĩnh vực sáng chế, CPTPP dành tiểu mục B để quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm bí mật hoặc dữ liệu bí mật khác đối với nông hóa phẩm- sản phẩm nông nghiệp có chứa một thành phấn hóa học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể, thời hạn bảo hộ đối với dữ liệu thử nghiệm và các dữ liệu bí mật khác về tính an toàn/hiệu quả của nông hóa phẩm mới ít nhất là 10 năm kể từ ngày cấp phép lưu hành nông hóa phẩm mới trong lãnh thổ của nước thành viên.

Điều 18.47 chỉ rõ “Nếu một Bên yêu cầu như một điều kiện để cấp phép lưu hành đối với nông hóa phầm mới, việc nộp dữ liệu thử nghiệm hoặc các dữ liệu bí mật khác liên quan đến tính an toàn và tính hiệu quả của sản phẩm thì Bên đó không được cho phép người thứ ba, nếu không được sự đồng ý của người mà trước đó đã nộp dữ liệu, đưa ra thị trường sản phẩm trùng hoặc tương tự dựa trên các thông tin đó hoặc dựa trên việc cấp phép lưu hành cho người nộp dữ liệu thử nghiệm hoặc dữ liệu khác đó….” Như vậy, có thể hiểu việc bảo hộ đối với dữ liệu chưa được bộc lộ liên quan đến nông hóa phẩm là tự động, không cần qua đăng ký.

Trong khi đó, Điều 128 khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 chỉ quy định việc bảo mật dữ liệu thử nghiệm như một nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền khi người nộp đơn đăng ký có yêu cầu, mà không coi những dữ liệu này là đối tượng được bảo hộ. Hơn nữa, Điều 128 Khoản 2 quy định nghĩa vụ bảo mật này chỉ kéo dài 05 năm. Việt Nam đã đạt được thỏa thuận với các nước thành viên CPTPP (thể hiện trong các Thư song phương) theo đó các nước chấp nhận không kiện Việt Nam ra cơ chế giải quyết tranh chấp của CPTPP trong vòng 05 năm sau năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Quy định này đồng nghĩa với việc Việt Nam có 10 năm thực thi nghĩa vụ này trong đó bao gồm cả công việc sửa đổi những nội dung này.

Lưu ý cho doanh nghiệp

Với Việt Nam việc thực thi các cam kết về sở hữu trí tuệ trong CPTPP thật sự là một thách thức rất lớn.

Sở hữu trí tuệ là xương sống của một nền kinh tế tri thức trong tương lai. Đây cũng là nội dung đàm phán khó khăn trong CPTPP. Mặc dù Việt Nam được đánh giá là nước có hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ khá đồng bộ và tiên tiến, thậm chí còn có nhiều điểm tiến bộ so với pháp luật của các nước trong khu vực nhưng phải ý thức được rằng CPTPP còn đòi hỏi cao hơn thế. Sửa đổi pháp luật sở hữu trí tuệ cho tương thích với nội dung của Hiệp định trong khoảng thời gian theo quy định là thách thức đầu tiên Nhà nước phải vượt qua.

Xây dựng, củng cố bộ máy cả về chất lượng chuyên môn và số lượng là điều tất yếu phải thực hiện song song với quá trình cải cách luật pháp nói trên. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và xã hội về CPTPP nói chung và các thách thức trong sở hữu trí tuệ nói riêng là phương án giúp giảm bớt áp lực của các thử thách nói trên.

Về phía doanh nghiệp, chủ động nắm bắt các cơ hội từ CPTPP là điều không thể tránh khỏi nếu doanh nghiệp muốn tận dụng những lợi thế của Việt Nam trong CPTPP. Trên thực tế, rất ít doanh nghiệp tự liên hệ để hỏi thông tin nhằm tìm hiểu thị trường xuất khẩu và ưu đãi cho sản phẩm của mình. Khi tiếp cận thị trường gần nửa tỷ dân của CPTPP, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ đối mặt với các vụ khiếu nại, khiếu kiện, thậm chí là bị áp dụng các chế tài do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, hiểu rõ thách thức và có chiến lược, giải pháp vượt qua các thách thức là con đường phát triển tối ưu với doanh nghiệp hiện nay.

 
 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Lo "vượt rào" cam kết CPTPP về sở hữu trí tuệ

Lo "vượt rào" cam kết CPTPP về sở hữu trí tuệ

Một số quy định trong Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ không tận dụng được các ưu đãi từ Hiệp định CPTPP, thậm chí còn quy định cứng ở mức cao hơn mức yêu cầu, có thể gây thiệt hại cho các lợi ích ở Việt Nam.

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

quyền sở hữu trí tuệ

Chiều 20/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), một số đại biểu cho rằng, việc chuyển hóa các cam kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào hệ thống pháp luật SHTT chung của Việt Nam cần được thực hiện thận trọng, theo hướng tận dụng tối đa các điểm mờ trong lời văn các cam kết để có giải thích theo hướng có lợi nhất cho đa số.

Thận trọng khi sửa luật

Đại biểu Nguyễn Xuân Hòa (Lạng Sơn) thắc mắc: Tại khoản 4 và 5 Điều 198 dự thảo Luật SHTT khi dùng cụm từ "chi phí hợp lý". Vậy, hiểu thế nào là hợp lý? Sau này, tòa có nhắc đến chi phí hợp lý thì người bị hại sẽ cãi và cho rằng cái này không hợp lý vì không có gì làm bằng chứng giữa nguyên đơn và bị đơn khi ra tòa.

Đại biểu Dương Ngọc Hải (TP. Hồ Chí Minh) lý giải về trường hợp này: Khi nguyên đơn kiện bị đơn nhưng tòa phán quyết bị đơn không có hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽ có hai vấn đề phát sinh. Thứ nhất, được quyền yêu cầu cơ quan kiện mình thanh toán phí thuê luật sư. Thứ hai, được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về hành vi lạm dụng SHTT.

Bình luận về quyền yêu cầu nguyên đơn thanh toán phí thuê luật sư, theo ông Hải, ở đây xử lý không khéo sẽ dẫn đến câu chuyện không minh bạch. Bởi chi phí thuê luật sư là bao nhiêu? Ai quy định chi phí thuê luật sư này? Vì với các vụ kiện dân sự hay các vụ kiện lao động, chi phí thuê luật sư thường không rõ ràng, vụ này thuê giá này, vụ khác khác thuê giá khác tùy vào người thuê và thỏa thuận với luật sư.

Ngoài ra, ông Hải còn đặt câu hỏi về hành vi được yêu cầu bồi thường lạm dụng thủ tục SHTT. "Có rất nhiều thủ tục liên quan đến SHTT mà nguyên đơn kiện bị đơn vi phạm thủ tục này. Nếu không cẩn thận sẽ bị lạm dụng một cách tùy tiện", ông Hải nói.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đề nghị xem xét, sửa đổi khoản 1 Điều 213 cho phù hợp với Hiệp định CPTPP.

 

Ông Tạo nêu, theo quy định về hàng hóa giả mạo về SHTT quy định tại khoản 1 Điều 213 của Luật SHTT bao gồm: hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý và hàng hóa sao chép lậu.

Như vậy, có thể hiểu quy định sửa đổi tại khoản 1 Điều 218 áp dụng đối với cả ba loại hàng hóa nêu trên. Trong khi đó, Hiệp định CPTPP (Điều 18.76.4) quy định việc kiểm soát biên giới chỉ áp dụng đối với hai trường hợp hàng hóa bị nghi ngờ là hàng giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng hóa sao lậu quyền tác giả.

"Do đó, đề nghị chỉnh sửa lại quy định này phù hợp với phạm vi đã cam kết trong Hiệp định CPTPP", ông Tạo nói.

Còn theo đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre), sửa đổi để hội nhập nhưng phải hết sức thận trọng khi đi vào thực tiễn, vì rất có thể sẽ làm xáo trộn vấn đề SHTT, mà có thể xuất phát từ những cơ quan đăng ký.

Lo xáo trộn vấn đề SHTT

Ông Phong nêu ví dụ, một nhà sản xuất đưa ra một mặt hàng về thuốc hay thực phẩm chức năng để làm đẹp cho phụ nữ. Công thức đã có đầy đủ, nhưng đến khi đăng ký với cơ quan chức năng có thẩm quyền thì rất dễ bị lộ thông tin và doanh nghiệp khác rất dễ dàng thay đổi thành phần công thức để đăng ký SHTT của doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc.

"Những vấn đề này thì ai kiểm soát và ai đánh giá vấn đề đó? Nhiều khi người tâm huyết lại bị "chết" trên chính sản phẩm của mình", ông Phong nói.

Theo ông Phong, đây là những vấn đề quản lý nhà nước, quốc tế không đặt ra và chỉ yêu cầu hội nhập thì phải đảm các yêu cầu đó. Việc sửa đổi để đáp ứng yêu cầu hội nhập là không phải bàn cãi, nhưng sau này, qua quá trình hoạt động thực tiễn sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, khi đó chắc chắn những giải pháp trong điều hành cùng những chế tài trong xử lý sẽ hoàn thiện hoặc chỉnh lý dần để đáp ứng đúng yêu cầu hội nhập.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) lại đưa ra vấn đề xuất xứ địa lý. Ông Nhưỡng ví dụ ở Bến Tre có xuất xứ địa lý Bưởi da xanh, doanh nghiệp tại Bến Tre đã đăng ký chỉ dẫn địa lý lại nhập bưởi tại Bình Dương thì sẽ bị vi phạm pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nói bưởi Bến Tre và bưởi Bình Dương cũng là bưởi da xanh thì các nước trong CPTPP có chấp nhận không? Ông Nhưỡng đề nghị ban soạn thảo cần trả lời cho các đại biểu vấn đề này.

"Nếu giả sử việc này xảy ra thì chúng ta có bị xử lý hay không và có bị nhìn nhận là không thực hiện đúng hiệp định hay không?", ông Nhưỡng đặt vấn đề.

Trước đó, góp ý về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, dự thảo Luật SHTT còn nhiều điểm chưa đáp ứng được các yêu cầu này. Chẳng hạn, một số quy định có nội dung quá cụ thể, dường như vượt cả mức cam kết yêu cầu. Các cam kết trong CPTPP có nội dung khá chung chung, với lời văn chứa nhiều không gian lựa chọn khi chuyển hóa vào pháp luật nội địa.

Trong khi đó, một số quy định trong dự thảo lại không tận dụng được các không gian này, thậm chí còn quy định cứng ở mức cao hơn mức CPTPP yêu cầu, có thể gây thiệt hại cho các nhóm người sử dụng sản phẩm ở Việt Nam.

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty
Những câu hỏi về sở hữu trí tuệ

Những câu hỏi về sở hữu trí tuệ

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về sở hữu trí tuệ mà DNG Business muốn gởi tới để mọi người có thể tham khảo và hiểu hơn về sở hữu trí tuệ

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

câu hỏi thường gặp về sở hữu trí tuệ

Câu hỏi 1. Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng nào?

Trả lời: Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật SHTT).

Câu hỏi 2. Thế nào là quyền tác giả?

Trả lời: Quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là bản quyền tác giả.

Quyền tác giả thường được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật.

Quyền này cho phép người sáng tạo kiểm soát được việc khai thác, sao chép, cải biên, công bố tác phẩm của mình.

Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá (Điều 4.3 Luật SHTT)

Câu hỏi 3. Thế nào là tác phẩm? Tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?

Trả lời: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

Tác phẩm có còn thể thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi, ký hiệu tốc ký, ký hiệu tương tự khác mà có thể sao chép bằng nhiều hình thức khác nhau (Điều 9 Nghị định 100/200/NĐ-CP).

Tác phẩm văn học, nghệ thụât và khoa học được nhà nước bảo hộ là các loại tác phẩm:

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.

– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ nói và được định hình dưới dạng vật chất nhất định (Điều 10 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Tác phẩm sân khấu bao gồm thuộc loại hình biểu diễn như kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm, xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác (Điều 13 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự là tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên chất liệu nhất định có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ. Tác phẩm điện ảnh gồm các loại phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác (Điều 16 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Tác phẩm báo chí gồm: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ảnh, điều tra, bình luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình báo, điện tử hoặc các phương tiện khác (Điều 11 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không (Điều 12 Nghị định 100/2006 NĐ-CP).

– Tác phẩm kiến trúc là bản vẽ thiết kế thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ, thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan một vùng, đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng, đô thị, khu dân cư (Điều 17 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục như hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện khác tồn tại dưới dạng độc bản. Đối với loại hình đồ hoạ có thể thể hiện đến phiên bản thứ 50, có số thứ tự và có chữ ký của tác giả (Điều 15.1 Nghị định 100/2006/Nđ-CP).

– Mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt, bằng tay hoặc bằng máy như biểu trưng, hàng thủ công mỹ nghệ, hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm (Điều 15.2 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể tạo ra bằng bất cứ phương tiện kỹ thuật nào. Có thể là phương pháp hoá học, điện tử, hoặc phương pháp khác (Điều 16 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Bản hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học (Điều 18 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (Điều 14 luật SHTT).

Câu hỏi 4. Những người nào được coi là tác giả của tác phẩm?

Trả lời: Những người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học là tác giả của tác phẩm. Tác giả bao gồm:

– Cá nhân người Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ.

– Cá nhân người nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; có tác phẩm được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam; có tác phẩm được bảo hộ tại Việt nam (Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

Ngoài ra, những người dưới đây cũng được công nhận là tác giả như người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được coi là tác giả tác phẩm dịch; người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình khác được coi là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể; người biên soạn, chủ giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo được coi là tác giả biên soạn, chú giải, tuyển chọn (Điều 13 Luật SHTT).

Câu hỏi 5. Những người nào được coi là chủ sở hữu tác phẩm?

Trả lời: Chủ sở hữu tác phẩm bao gồm:

Tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.

Các đồng tác giả là chủ sở hữu chung tác phẩm do họ cùng sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.

Các cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả tạo ra theo nhiệm vụ mà cơ quan hoặc tổ chức giao.

Cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả là chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ tác phẩm do tác giả sáng tạo theo hợp đồng.

Người thừa kế hợp pháp của tác giả là chủ sở hữu tác phẩm được thừa kế trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó.

Những người được chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao các quyền của mình theo hợp đồng thì những người này là chủ sở hữu quyền được chuyển giao.

Câu hỏi 6. Có bắt buộc đăng ký quyền tác giả với Cục bản quyền tác giả mới phát sinh quyền không?

Trả lời: Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ.

Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đăng ký tác phẩm thuộc sở hữu của mình tại cơ quan bản quyền tác giả của Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Việc đăng ký bản quyền tác giả cũng không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (Điều 49 Luật SHTT).

Câu hỏi 7. Quyền của tác giả (quyền tác giả) bao gồm những quyền gì?

Trả lời: Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo.

Quyền nhân thân gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung của tác phẩm.

Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân đối với tác phẩm gồm: công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thảo thuận khác; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thoả thuận khác (Điều 19 Luật SHTT, Điều 22 Nghị định 100/106/NĐ-CP).

Quyền tài sản bao gồm:

đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền như được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, truyển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê; được nhận giải thuởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.

Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả gồm: được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.

Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê (Điều 22 Luật SHTT, Điều 23 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 8. Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền tác giả?

Trả lời: Các hành vi sau đây bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả:

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả trong trường hợp có đồng tác giả.

4. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả.

5. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác).

6. Làm tác phẩm phái sinh nhưng không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác).

7. Sử dụng tác phẩm mà không dược phép của chủ thể quyền, không trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất (trừ trường hợp có quy định khác).

8. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

9. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông hoặc các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Xuất bản tác phẩm không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả.

11. Cố ý huỷ bỏ, làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền thực hiện để bảo vệ quyền.

12. Cố ý xoá bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

13. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu biện pháp kỹ thuật để bảo vệ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình.

14. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

15. Xuất khẩu, nhập khẩu bản sao tác phẩm mà không được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép (Điều 28 Luật SHTT).

Câu hỏi 9. Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan là gì?

Trả lời: Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ trong việc ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác trái phép quyền tác giả, quyền liên quan là việc các chủ thể quyền đưa ra các thông tin quản lý quyền của mình gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu, mã hiệu, ký hiệu thể hiện thông tin đó.

Các chủ thể quyền còn có thể áp dụng mọi biện pháp công nghệ khác để bảo vệ thông tin quản lý quyền (Điều 43.1 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 10. Những người nào có quyền khởi kiện dân sự về quyền tác giả và quyền liên quan?

Trả lời: Những chủ thể quyền sau đây có quyền khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan:

Tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan; người thừa kế hợp pháp; cá nhân, tổ chức, được chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan; cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm theo hợp đồng; người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; tổ chức phát sóng, tổ chức đại diện tập thể được uỷ thác; các chủ thể quyền khác theo quy dịnh của pháp luật.

Cơ quan nhà nước cũng có thể khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 44 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 11. Thế nào là quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Quyền của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:

– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp.

– Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

– Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 4.4 Luật SHTT).

Câu hỏi 12. Sáng chế là gì? Giải pháp hữu ích là gì?

Trả lời: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau: có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 4.12, Điều 58 Luật SHTT).

Sáng chế, giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật và giải pháp đó được công nhận là có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới khi: Thứ nhất, giải pháp kỹ thuật không trùng với giải pháp kỹ thuật đã được mô tả và đã nộp cho cơ quan cấp bằng độc quyền về sáng chế hoặc giải pháp hữu ích trước đó. Thứ hai, trước đó giải pháp kỹ thuật này chưa bộc lộ công khai ở trong hay ngoài nước dưới hình thức sử dụng hay mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình có thể thực hiện giải pháp kỹ thuật đó.

Giải pháp kỹ thuật được công nhận có trình độ sáng tạo nếu giải pháp đó là bước tiến sáng tạo và cho đến ngày ưu tiên của đơn so với trình độ kỹ thuật của trong và ngoài nước, giải pháp đó không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Giải pháp kỹ thuật được công nhận có khả năng áp dụng nếu căn cứ vào bản chất của giải pháp kỹ thuật được mô tả trong sáng chế, giải pháp hữu ích, có thể thực hiện được giải pháp đó trong việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm, hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và đạt được kết quả ổn định (Điều 60, Điều 61, Điều 62 Luật SHTT).

Câu hỏi 13. Ai là người có quyền đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích?

Trả lời: Phải nộp đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích và nếu được công nhận thì quyền sở hữu được xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích).

Một trong những người sau đây có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích:

Tác giả là người tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích bằng công sức và chi phí của mình;

Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả, dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trường hợp Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật thì quyền đăng ký thuộc về tổ chức, cơ quan được nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ này sẽ có trách nhiệm đại diện cho nhà nước để đăng ký.

Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký này chỉ được thực hiện khi tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều đồng ý.

Trường hợp nhà nước góp một phần kinh phí-điều kiện kỹ thuật thì một phần đăng ký tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về nhà nước.

Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu giữa cơ quan nhà nước với tổ chức cá nhân khác, nếu trong hợp đồng hợp tác không có quy định nào khác, thì phần quyền đăng ký tương ứng với tỷ lệ đóng góp của nhà nước trong việc hợp tác nghiên cứu.

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thì có quyền chuyển giao quyền đăng ký đó cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, có quyền để thừa kế quyền nộp đơn, hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật, kể cả trong trường hợp đã nộp đơn đăng ký (Điều 86 Luật SHTT, Điều 9 nghị định 103/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 14. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Trả lời: Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó.

Để được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới đối với thế giới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp có chức năng thẩm mỹ, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng bằng nét độc đáo, vẽ đẹp và nâng cao tính tiện ích của sản phẩm.

Điểm mấu chốt của khái niệm trên là kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm, tái tạo bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp (vì vậy nên gọi là kiểu dáng công nghiệp). Nếu không có yếu tố này thì không phải là kiếu dáng công nghiệp mà là sự sáng tạo nghệ thuật (thuộc bản quyền tác giả).

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được thể hiện và công nhận khi kiểu dáng đó đảm bảo: khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong và ngoài nước trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên (trong trường hợp được hưởng quyền ưu tiên) và chưa được bộc lộ công khai ở trong và ngoài nước.

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp được thừa nhận nếu so với các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức văn bản, hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong hay ngoài nước thì kiểu dáng đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp là khả năng có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài giống hệt nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp (Điều 63, 65, 66, 67 Luật SHTT).

Câu hỏi 15. Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp và ai có quyền đăng ký ?

Trả lời: Kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký và nếu đáp ứng các yêu cầu thì quyền sở hữu được thừa nhận thông qua việc xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp).

Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ vì quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền và trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao. Như vậy mới có thể được bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả của mình.

Những người sau đây có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Tác giả (người hoặc những người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính công sức của mình) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất của mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp; hoặc tổ chức, cá nhân giao việc, cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả hoặc ký hợp đồng thuê việc với tác giả và không có thoả thuận khác trong hợp đồng này.

Người có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn cho tổ chức, cá nhân khác, kể cả đơn đã nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký (Điều 86 Luật SHTT).

Trường hợp có sự đầu tư kinh phí của nhà nước thì quyền đăng ký của nhà nước đối với việc tạo ra kiểu dáng công nghiệp tương ứng như đối với sáng chế (Điều 9 Nghị định 103/2006/Nđ-CP).

Câu hỏi 16. Thế nào là thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn?

Trả lời: Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử (với ít nhất một phần từ tích cực) và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn để nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với thuật ngữ “IC”, “chíp”, “mạch vi điện tử”.

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn (Điều 4.15 Luật SHTT).

Thiết kế bố trí mạch tích hợp được bảo hộ khi có tính nguyên gốc và tính mới thương mại.

Tính nguyên gốc được thể hiện: Thứ nhất, là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả thiết kế bố trí; thứ hai, tại thời điểm được tạo ra thiết kế đó chưa được biết đến rộng rãi trong giới sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn.

Tính mới thương mại: Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký (Điều 70, Điều 71 Luật SHTT).

Tổ chức, cá nhân là tác giả tạo ra thiết kế bố trí, hoặc người đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả tạo ra thiết kế bố trí dưới hình thức giao việc, thuê việc (nếu trong hợp đồng không có quy định liên quan đến quyền tác giả thiết kế) có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ.

Trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký này chỉ được thực hiện khi tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều đồng ý. Trường hợp có sự đầu tư kinh phí của nhà nước thì quyền đăng ký của nhà nước đối với việc tạo ra kiểu dáng công nghiệp tương ứng như đối với sáng chế (Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP)

Quyền sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp được xác lập theo Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Điều 86 Luật SHTT).

Câu hỏi 17. Nhãn hiệu là gì?

Trả lời: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đồng thời đáp ứng hai điều kiện:

Dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được, có thể là dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

Nhãn hiệu phải đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu có toàn quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ.

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau, dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, hoặc tương tự với nhau hoặc có liên quan với nhau.

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (Điều 4 Luật SHTT)

Câu hỏi 18. Những dấu hiệu nào không được bảo hộ làm nhãn hiệu?

Trả lời: Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ là nhãn hiệu:

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt nam và của nước ngoài.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp do chính tổ chức đó đăng ký làm nhãn hiệu chứng nhận.

Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ (Điều 75 Luật SHTT).

Câu hỏi 19. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu thể hiện như thế nào?

Trả lời: Nhãn hiệu có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết, hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp với nhau tạo thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết và không phải là dấu hiệu bị loại trừ, không được sử dụng để làm nhãn hiệu hàng hoá. Dấu hiệu loại trừ bao gồm trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ (Điều 74.1 Luật SHTT).

Câu hỏi 20. Những dấu hiệu nào bị coi là không có khả năng phân biệt, không thể dược cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Trả lời: Dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt gồm:

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá khác đã nộp đơn cho Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu và đơn đó có ngày ưu tiên sớm hơn.

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ, nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm (trừ trường hợp bị đình chỉ hiệu lực vì không sử dụng).

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng hoặc với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng hoặc được thừa nhận một cách rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ hoặc tương tự.

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác nếu dấu hiệu đó gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Trùng với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ có ngày ưu tiên sớm hơn.

Và một số trường hợp khác, hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp đã được sử dụng hoặc thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa là nhãn hiệu. Dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường cuả hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi thường xuyên, nhiều người biết. Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị sử dụng mang tính mô tả hàng hoá. Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh. dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý cuả hàng hoá, dịch vụ trừ trường hợp được thừa nhận là nhãn hiệu tập thể (Điều 74 luật SHTT).

Câu hỏi 21. Cần lưu ý điều gì khi thiết kế nhãn hiệu?

Trả lời: Khi thiết kế nhãn hiệu, ngoài yêu cầu như tên thương mại cần lưu ý:

Một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu dùng cho nhiều loại hàng hoá, thị trường khác nhau. Nhưng những nhãn hiệu thành công (sử dụng lâu năm, chiếm lĩnh thị trường, người tiêu dùng tín nhiệm) cần tập trung phát huy, không nên thay.

Có thể sử dụng thành phần phân biệt trong tên thương mại để làm nhãn hiệu. Coi đó là nhãn hiệu cơ bản, sau đó tạo nên nhãn hiệu liên kết.

Không chỉ là chữ, mà nên sử dụng hình ảnh, hoặc kết hợp cả hai. Chú ý dễ nhớ, dễ truyền thụ, dễ phổ cập.

Đảm bảo không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác. Do vậy cần phải kiểm tra, đối chiếu trước.

Không sử dụng các dấu hiệu không có khả năng phân biệt, bị cấm như: Mô tả hàng hoá, hình vẽ diễn tả hàng hoá, tên gọi thông thường, chỉ dẫn phương pháp sản xuất, số lượng, chất lượng chủng loại, nguồn gốc sản phẩm hàng hoá. Dấu hiệu làm sai lệch, gây nhầm lẫn, lừa dối về chất lượng, công dụng.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu kiểm tra, dấu bảo hành của cơ quan Nhà nước, trùng với quốc huy, quốc kỳ, ảnh lãnh tụ.

Lưu ý khía cạnh mỹ thuật như cần phải đẹp, độc đáo, gây ấn tượng, thiện cảm nổi bật. Tuy nhiên, như vậy sẽ thu hẹp phạm vi bảo hộ.

Câu hỏi 22. Tên thương mại là gì?

Trả lời: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân sử dụng trong hoạt động kinh doanh, dùng để nhận biết và phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực (Điều 4.21 Luật SHTT).

Tên thương mại phải là tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa.

Tên thương mại bao gồm hai phần: Phần mô tả và phần phân biệt.

Phần mô tả là một tập hợp các từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh.

Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa. Phần mô tả không có khả năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại (hai doanh nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể có phần mô tả giống nhau). Ví dụ: Với tên Công ty TNHH xây dựng Thành Đô. Phần mô tả là “Công ty TNHH xây dựng”, phần phân biệt là “Thành Đô”, phân biệt với “Công ty TNHH xây dựng Tiến Thành”. “Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam” không có khả năng phân biệt (Tổng công ty – mô tả loại hình công ty; Bưu chính viễn thông- lĩnh vực hoạt động; Việt Nam – không có khả năng phân biệt). Vì vậy phải thêm dấu hiệu khác là “VNPT” là tên giao dịch.

Tên thương mại thường là tên doanh nghiệp.

Câu hỏi 23. Những yêu cầu của tên thương mại?

Trả lời: Quyền sở hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực là lãnh thổ kinh doanh, không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Tên thương mại được bảo hộ khi có khả năng phân biệt, đáp ứng các điều kiện sau:

Chứa thành phần tên riêng, trừ trưòng hợp đã được biết rộng rãi.

Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà tổ chức khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực, khu vực kinh doanh.

Không thuộc các trường hợp như: Sử dụng tên gọi các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh (Điều 77, Điều 78 Luật SHTT).

Ngoài ra những tên thương mại có thêm từ ngữ “tân” “cựu” “mới” trước, hoặc sau các tên thương mại đã có trước đó cũng không đáp ứng yêu cầu của tên thương mại.

Câu hỏi 24. Cần lưu ý điểm gì khi lựa chọn tên thương mại?

Trả lời: Tên thương mại thuộc tài sản trí tuệ cần chú ý xây dựng và bối đắp ngay khi doanh nghiệp ra đời. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại (dù có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hoá khác nhau).

Cần lưu ý khi thiết kế tên thương mại:

Phần phân biệt nên là tập hợp chữ, dễ phát âm, dễ nhớ với số đông người giao tiếp ở thị trường doanh nghiệp kinh doanh. Nếu có ý định hoạt động ở nước ngoài thì không nên chọn tập hợp chữ có dấu vì khó phát âm. Cần chú ý nghĩa của tập hợp các chữ, không có nghĩa xấu gây phản cảm. Tên thương mại của mình không trùng hoạc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh, hoặc nhẫm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng của người khác, không vi phạm điều cấm. Lựa chọn dấu hiệu chữ tạo ấn tượng về phong cách (tin cậy, năng động).

Để đảm bảo khả năng phân biệt phải rà soát tên thương mại của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng thị trường để tránh tên thương mại của mình xung đột (trùng, không có thể phân biệt) với các tên thương mại đã có.

Câu hỏi 25. Chủ doanh nghiệp có những quyền sở hữu công nghiệp nào đối với tên thương mại của mình?

Trả lời: Chủ doanh nghiệp sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh dưới tên thương mại, có những quyền sau:

Quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh, thể hiện trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm hàng hoá bao bì và quảng cáo.

Quyền chuyển giao theo hợp đồng, thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng toàn bộ cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được bảo hộ khi chủ sở hữu còn duy trì hoạt động với tên thương mại này.

Câu hỏi 26. Đề nghị giải thích về chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý phải đăng ký không?

Trả lời: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh hổ hay quốc gia cụ thể.

Chỉ dẫn địa lý phải đảm bảo diều kiện sau thì được bảo hộ:

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng.

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do diều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định (Điều 79 Luật SHTT).

Một số sản phẩm đã được mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như bưởi Đoan Hùng, nước mắm Phú Quốc, thanh long Bình Thuận.

Câu hỏi 27. Đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý?

Trả lời: Các đối tượng sau không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý:

Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam.

Chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài mà tại đó, chỉ dẫn địa lý này không được bảo hộ, đã bị chấm dứt, hoặc không còn được sử dụng.

Chỉ dẫn địa lý tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ trong trường hợp nếu sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.

Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó (Điều 80 Luật SHTT).

Câu hỏi 28. Ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý, người có quyền đăng ký chỉ dẫn chỉ dẫn địa lý và gồm những quyền gì?

Trả lời: Những cơ quan sau đây có quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý:

Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý được công nhận thuộc phạm vi một tỉnh.

Uỷ ban Nhan dân một tỉnh, được Uỷ ban nhân dân tỉnh khác uỷ quyền khi khu vực địa lý được công nhận thuộc nhiều địa phương.

Cơ quan, tổ chức được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức này đại diện cho quyền lợi của tất cả tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (Điều 121.4 Luật SHTT, Điều 18.1 Nghị định 103/2006/NĐ-CP).

Mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất hàng hoá tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó với điều kiện hàng hoá do tổ chức, cá nhân đó sản xuất phải đảm bảo uy tín hoặc danh tiếng vốn có của hàng hoá này.

Khi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì họ có quyền thể hiện chỉ dẫn đó trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, giấy tờ giao dịch nhằm mua bán hàng hoá và quảng cáo cho hàng hoá này.

Câu hỏi 29. Thế nào là bí mật kinh doanh?

Trả lời: Bí mật kinh doanh là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Không phải là hiểu biết thông thường.

Khi sử dụng trong kinh doanh tạo cho người nắm giữ thông tin có lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.

Được chủ thông tin bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được (Điều 84 Luật SHTT).

Sở hữu bí mật kinh doanh tự động xác lập khi có đủ các điều kiện trên.

Câu hỏi 30. Tên thương mại, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có vai trò như thế nào trong hoạt động của doanh nghiệp?

Trả lời: Các đối tượng sở hữu công nghiệp nói trên có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:

Liên quan đến pháp luật: Là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hũu công nghiệp. Doanh nghiệp có thể có quyền trong phạm vi, thời hạn nhất định, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ nhất định. Trong trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp có thể gập rắc rối hoặc bị thiệt hại do các hành vi của mình có liên quan đến các đối tượng này.

Liên quan đến kinh tế:

– Khả năng cạnh tranh.

– Tăng giá trị của hàng hoá trong khi giá trị vật chất không thay đổi.

– Không có biện pháp và hành động phù hợp thì giá trị xói mòn và bị triệt tiêu, thiệt hại về kinh tế.

Câu hỏi 31. Tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Trả lời: Tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là một thành tố góp phần vào sự phát triển và sự thành đạt của doanh nghiệp. Các đối tượng sở hữu công nghiệp này được coi là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong chiến lược xâm nhập và mở rộng thị trường. Trong nhiều trường hợp quyết định sự thành, bại của doanh nghiệp trên thị trường mới. Các đối tượng sở hữu công nghiệp nói trên có tác dụng:

– Chức năng nhận biết (phân biệt), các đối tượng nói trên luôn được nhận biết bằng thị giác (thông qua màu sắc nhãn hiệu), thính giác (âm thanh) một cách rõ ràng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn theo sở thích.

– Làm cho người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và sức lực trong việc lựa chọn và mua sản phẩm theo mục đích và sở thích của họ.

– Đảm bảo hoặc sự tin cậy giúp người tiêu dùng tìm ra chất lượng ổn định của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu, tên thương mại quen thuộc dù mua ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.

– Đảm bảo cho ngưòi tiêu dùng có thể mua sản phẩm hoặc thuê dịch vụ tốt nhất, đảm bảo nhất trong cùng một loại.

– Cá tính hoá, tính cách, hình ảnh riêng cho từng người tiêu dùng trong con mắt của người khác. Tạo phong cách riêng cho người tiêu dùng và từ đó làm cho họ yêu thích hàng hoá mang nhãn hiệu đó.

– Tính liên tục được quan niệm là người tiêu dùng hài lòng với một sản phẩm mang tên thương mại, nhãn hiệu mà họ đang sử dụng nhiều năm.

– Khía cạnh đạo đức là sự hài lòng của người tiêu dùng với chủ nhãn hiệu và mối liên hệ của chúng với xã hội (quảng cáo hấp dẫn).

Câu hỏi 32. Giống cây trồng mới là gì?

Trả lời: Giống cây trồng mới là một quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết bằng sự biểu hiện của các tính trạng do các kiểu gen hoặc sự phối hợp các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được (Điều 4.24 Luật SHTT).

Giống cây trồng mới được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản bao gồm: hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm, rong tảo và vi tảo.

Câu hỏi 33. Các đối tượng nào được bảo hộ là giống cây trồng mới?

Trả lời: Các đối tượng được bảo hộ là giống cây trồng mới đồng thời thoả mãn các điều kiện gồm:

Có trong danh mục loài cây trồng được nhà nước bảo hộ.

Có tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định.

Có tính mới của giống cây trồng về mặt thương mại.

Có tên phù hợp quy định gồm: mỗi giống cây trồng mới chỉ được đặt một tên phù hợp, khi công nhận thì tên đó trở thành tên chính thức, duy nhất dùng trong cac hoạt động liên quan đến giống cây trồng đó. Tên giống phải dễ dàng phân biệt với tên của các giống cây trồng khác cùng loài (Điều 158 Luật SHTT).

Câu hỏi 34. Đề nghị cho biết các đặc tính của giống cây trồng mới?

Trả lời: Các đặc tính của giống cây trồng mới được hiểu như sau:

Tính khác biệt: Một giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với giống cây trồng khác đã được biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ, hoặc ngày ưu tiên.

Tính đồng nhất: Một giống cây trồng được coi là đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, ngoại trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.

Tính ổn định: Một giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống.

Tính mới: Một giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền nộp đơn đăng ký bán hoặc phân phối với mục đích kinh doanh giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn 1 năm, trường hợp ngoài lãnh thổ Việt Nam là 6 năm (Điều 159, Điều 160, Điều 161, Điều 162 Luật SHTT).

Câu hỏi 35. Phải tiến hành những thủ tục gì để xác lập chủ quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Các đối tượng sở hữu công nghiệp ngay khi sáng tạo, hình thành phải tiến hành đăng ký bảo hộ theo trình tự sau:

Nộp đơn: Tờ khai đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp với các thông tin: Tên và địa chỉ người đứng đơn; tuỳ thuộc đối tượng sở hữu công nghiệp mà kèm theo mẫu nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản mô tả sáng chế hoặc bản thiết kế và các tài liệu khác (theo hướng dẫn trong hồ sơ đơn nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phù hợp từng loại đối tưọng sở hữu công nghiệp) và kèm theo lệ phí theo quy định.

Chủ thể có thể trực tiếp nộp đơn hoặc thông qua người đại diện.

Xử lý đơn: Là công việc của Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn phải qua giai đoạn thẩm định. Trong quá trình thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ có thể có các yêu cầu bổ sung và từ chối chấp nhận đơn. Tổ chức, cá nhân người nộp đơn có thể khiếu nại, tố cáo những vi phạm trong qua trình tiếp nhận, thẩm định đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.

Cấp văn bằng bảo hộ: Nếu đơn đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ.

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền trong phạm vi bảo hộ ghi tại văn bằng theo quy định của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trong thời gian văn bằng bảo hộ có hiệu lực, người khác không được phép sử dụng các đối tượng này nếu không được chủ văn bằng cho phép, trừ một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định (Điều 108, Điều 109, Điều 118 Luật SHTT).

Câu hỏi 36. Thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật đảm bảo độc quyền khai thác nhằm mục đích thương mại trong thời gian hiệu lực của văn bằng bảo hộ được quy định như sau:

Đối với sáng chế là 20 năm.

Đối với giải pháp hữu ích là 10 năm.

Đối với kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm

Đối với nhãn hiệu là 10 năm, nhưng có thể được gia hạn liên tiếp 10 năm 1 lần và không giới hạn số lần gia hạn. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị đình chỉ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu đó trong 5 năm liên tục. Giấy chứng nhận này cung có thể bị huỷ bỏ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp Giấy chứng nhận này được cấp cho ngươì không có quyền nộp đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.

Đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp có giá trị từ ngày cấp đến ngày sớm nhất trong những này sau:

Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày được cấp văn bằng. hoặc ngày kết thúc 10 năm kể từ ngày người có quyền nộp đơn, hoặc người được người có có quyền nộp đơn cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào, hoặc ngày kết thúc 15 năm (Điều 93 Luật SHTT).

Câu hỏi 37. Nhãn hàng hoá là gì?

Trả lời: Nhãn hàng hoá là bản viết, bảng in, hình ảnh, dấu hiệu in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hoá hoặc bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hoá (thông tin này theo quy định gồm một số nội dung như: tên hàng hoá, địa chỉ sản xuất, thành phần, công dụng, cách sử dụng, thời hạn sử dụng….).

Nhãn hàng hoá không phải là đối tượng sở hữu công nghiệp, không được bảo hộ, không phải đăng ký mà chỉ công bố (Nghị định 89/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 38. Cần lưu ý gì khi đầu tư cho các đối tượng sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Từ lợi ích cơ bản của sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cần phải xây dựng chiến lược đầu tư cho các đối tượng này:

Đầu tư vào sản xuất, nghiên cúu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra ưu thế về công nghệ, để tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp mới.

Đầu tư vào nghiên cứu và điều tra thị trường nhằm thăm dò, nhận xét về thị hiếu, khẩu vị của người tiêu dùng, phong cách sống, nhằm xác định những sự đổi mới trong tiêu dùng trong từng giai đoạn.

Đầu tư cho việc đưa thông tin đến người tiêu dùng nhằm khuyến khích tính độc đáo của tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, tạo ra sự vượt trội (sự nhận biết) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình so với người khác. Nếu thiếu sự quảng cáo thì không phát huy được giá trị tiềm ẩn của các đối tượng này, không làm cho người khác biết. Đầu tư cho các đối tượng này chỉ sinh lợi nếu như thông tin nhanh chóng về đến được với quảng đại công chúng.

Vì vậy cần đánh giá, nghiên cứu, có chiến lược quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu công nghiệp sao cho có hiệu quả.

Câu hỏi 39. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Trả lời: Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Việc chuyển nhượng quyền này phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

Có một số hạn chế trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như:

Chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong phạm vi được bảo hộ.

Quyền sử dụng chỉ dẫn điạ lý không được chuyển nhượng.

Quyền sở hữu tên thương mại chỉ được chuyển nhượng kèm theo toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh với tên thương mại đó.

Quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nếu không gây sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển giao cho tổ chức cá nhân đáp ứng điều kiện đối vói người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó (Điều 138, Điều139 Luật SHTT).

Câu hỏi 40. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?

Trả lời: Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Việc chuyển quyền sử dụng cũng phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Việc chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp phải tuân thủ:

Không được chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại.

Không được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

Bên được chuyển giao quyền sử dụng không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

Bên được chuyển quyền có nghĩa vụ ghi trên hàng hoá, bao bì hàng hoá việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế (Điều 142, Điều 143 Luật SHTT).

Câu hỏi 41. Đề nghị cho biết các dạng của hợp đồng sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có các dạng sau:

Hợp đồng độc quyền là hình thức hợp đồng mà theo đó bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp ở phạm vi và trong một thời hạn nhất định do hai bên thoả thuận. Bên chuyển quyền không có quyền chuyển giao cho bên thứ ba và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.

Hợp đồng không độc quyền là hình thức hợp đồng mà theo nội dung hợp đồng, ở phạm vi và trong một thời hạn chuyển giao quyền do hai bên thoả thuận, bên nhận không được độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp. Có nghĩa là bên giao quyền sử dụng vẫn có quyền sử dụng hoặc cho người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đã được chuyển giao.

Hợp đồng thứ cấp là hợp đồng mà theo đó thì bên chuyển giao quyền sử dụng chính là bên nhận trong một hợp đồng trước đó, nay được tiếp tục chuyển giao quyền sử dụng theo một hợp đồng khác (Điều 143 Luật SHTT).

Để chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền tiến hành đàm phán về nội dung hợp đồng và ký kết Hợp đồng bằng văn bản với nội dung và hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Sau đó tiến hành đăng ký hợp đồng chuyển giao với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký là thủ tục bắt buộc để Hợp đồng chuyển giao có hiệu lực pháp lý. Việc ký kết hợp đồng chuyển giao mà không đăng ký thì không được pháp luật thừa nhận (Điều 148.1.2 Luật SHTT).

Câu hỏi 42. Việt Nam dã tham gia các Công ước về sở hữu trí tuệ nào?

Trả lời: Cho đến thời điểm 12/2006, Việt Nam đã tham gia các hiệp ước, công ước sau:

Việt Nam đã là thành viên: Công ước Pari bảo hộ Sở hữu công nghiệp, Công ước Sockholm về thành lập WIPO, Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá. Hiệp ước PCT về sáng chế. Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây mới (Công ước UPOV).

Việt Nam đang tích cực chuẩn bị tham gia: Hiệp ước Washington về SHTT đối với mạch tích hợp (Hiệp ước IPIC-1989) “Hiệp ước Luật NHHH” (Hiệp ước TLT); Hiệp ước BUDAPEST về công nhận quốc tế đối với nộp lưu các chủng vi sinh nhằm mục đích xét nghiệm sáng chế (Hiệp ước BUĐAPEST).

Về quyền tác giả, Việt Nam đã tham gia Công ước Bern (tác phẩm văn học và nghệ thuật). Công ước Rome (phát sóng), Công ước Gionevo (bản ghi âm), đến nay chưa tham gia UCC, Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT), Hiệp ước của WIPO về biểu diễn/ghi âm (WPPT).

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty

Trả giá đắt vì mơ hồ về sở hữu trí tuệ

Trả giá đắt vì mơ hồ về sở hữu trí tuệ

Không phải đến bây giờ, vấn đề sở hữu trí tuệ khi thực thi các FTA mới được đặt ra. Vài năm trước, một số sản phẩm dệt may của Việt Nam đã bị chặn không cho xuất khẩu sang Mỹ, nguyên nhân không phải vì sản phẩm vi phạm kiểu dáng, mẫu mã, mà do sử dụng công nghệ cắt là phần mềm không có bản quyền.

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

sở hữu trí tuệ

Đây là một trong những dẫn chứng về hậu quả của việc mơ hồ pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT) mà các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang gặp phải được bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu ra tại Hội thảo "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Một số cam kết quan trọng về SHTT và những điều cần lưu ý", do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức ngày 27/8.

Cơ hội song hành cùng thách thức

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, với những hiệp định thương mại tự do (FTA), phạm vi không chỉ dừng ở các cam kết mở của thị trường hàng hóa. Đơn cử, FTA Việt Nam – EU (EVFTA) là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao, điều chỉnh rất nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có vấn đề SHTT.

Trong xu thế hội nhập sâu rộng, hệ thống SHTT mạnh là cơ sở, tiền đề để một quốc gia kiểm soát các hoạt động kinh doanh và bảo vệ thương hiệu; từ đó giúp thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia, tăng cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, tạo môi trường, cũng như hành lang pháp lý vững chắc để các cá nhân, tổ chức yên tâm phát triển ý tưởng sáng tạo, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, có tính ứng dụng cao.

Còn theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, những cam kết cụ thể về mức độ bảo hộ và thực thi quyền SHTT trong Hiệp định EVFTA cùng với cam kết về nguyên tắc tối huệ quốc nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp (DN) của hai bên được hưởng sự bảo hộ cao nhất mà mỗi bên dành cho bên thứ ba được cho là đã đặt ra một tiêu chuẩn mới trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT, đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng về bảo hộ của chủ thể quyền, nhưng vẫn đảm bảo độ linh hoạt nhất định để một quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể hưởng lợi từ bảo hộ SHTT.

Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của DN hai bên, là động lực thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ cao trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng nông sản, thực phẩm; công nghệ năng lượng điện tái tạo, dược phẩm, chế tạo thiết bị máy móc… từ EU vào Việt Nam.

Ngoài ra, Hiệp định EVFTA không chỉ bảo đảm quyền đối với các chỉ dẫn địa lý dùng cho các nông sản của Việt Nam vốn đã có mặt trên thị trường EU từ lâu như nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột, mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường EU cho các đặc sản khác như trà Mộc Châu, Tân Cương, hay vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn…

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ KH&CN cũng bày tỏ lo ngại các cam kết về SHTT cũng mang lại những thách thức nhất định cho tổ chức, cá nhân của Việt Nam: Việc chống xâm phạm quyền SHTT nghiêm minh hơn (hay nói cách khác là chế độ thực thi quyền SHTT hà khắc hơn) có thể khiến DN của Việt Nam phải chịu gánh nặng đối với các thủ tục kiểm soát (ví dụ như kiểm soát tại biên giới), đặc biệt là khi bị rơi vào tranh chấp, kiện tụng.

Đặc biệt, cơ hội sẽ biến thành thách thức nếu DN vẫn mơ hồ về pháp luật SHTT. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, VCCI thường nhận được câu trả lời từ cộng đồng DN Việt Nam là việc tăng quyền bảo vệ SHTT không liên quan tới họ vì DN thường đi sử dụng sản phẩm SHTT là chính. Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng, nhiều DN cũng không nắm rõ các quy định pháp luật.

Bà Trang dẫn chứng như trường hợp vài năm trước, một số sản phẩm dệt may của Việt Nam đã bị chặn không cho xuất khẩu sang Mỹ. Lý do không phải vì sản phẩm vi phạm kiểu dáng, mẫu mã mà là sử dụng công nghệ cắt là phần mềm không có bản quyền. Như vậy, chỉ một chút lơ là, chính DN đã đánh mất cơ hội của mình.

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp

Với Hiệp định EVFTA, EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao. Theo bà Trang, điều này sẽ tạo điều kiện cho một số sản phẩm đặc trưng của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu tại thị trường EU.

Tuy nhiên, sau khi làm việc với một số địa phương ở Tây Bắc, kết quả các địa phương này không quan tâm với lý do những mặt hàng đó chưa XK được sang EU. "Một sản phẩm muốn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải tốn chi phí không hề nhỏ, giờ được tự động bảo hộ, đáng lẽ ra các địa phương phải vui mừng khôn xiết nhưng họ lại không quan tâm vì không nhìn thấy lợi ích của nó để tận dụng cơ hội XK", bà Trang chia sẻ.

Cùng với đó, xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam đang diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền và làm nản lỏng nhà đầu tư.

Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, cho biết từ năm 2006- 2016, các tòa án nhân dân đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 168 vụ, trong đó có 158 vụ tranh chấp về quyền tác giả, 10 vụ tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp. Các tòa án nhân dân cũng đã giải quyết 200/235 vụ tranh chấp kinh doanh thương mại liên quan đến SHTT.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nhìn nhận Hiệp định EVFTA mang lại nhiều cơ hội tiếp cận thị trường các nước EU, nhưng để khai thác được thị trường rộng lớn này, các DN cần nắm vững và đáp ứng các quy định về bảo hộ, khai thác, thực thi quyền sở hữu các tài sản trí tuệ và các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của EU.

Điều đó đòi hỏi các DN phải chú trọng nâng cao nhận thức về lĩnh vực SHTT cũng như không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực công nghệ nội tại và năng lực hấp thụ công nghệ mới, tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Chỉ có như vậy, DN mới có thể đứng vững khi bước ra "biển lớn", tham gia cuộc chơi chung toàn cầu.

Trong quá trình rà soát cam kết của hệ thống pháp luật Việt Nam về SHTT, bà Trang đánh giá pháp luật về SHTT Việt Nam khá "buồn cười", có trường hợp trong luật không quy định nhưng lại quy định ở trong thông tư nào đó, đi ngược lại nguyên tắc xây dựng pháp luật.

Đặc biệt, việc cơ quan chức năng từ chối đăng ký nhãn hiệu thì phải có văn bản nêu lý do từ chối, song bà Trang cho biết khi đọc một vài trường hợp từ chối, bản thân chuyên gia như bà cũng không hiểu lý do chứ không nói tới DN. Vì vậy, cộng đồng DN rất mong được tuyên truyền, phổ biến về từng vấn đề cụ thể của SHTT.

Bảo hộ nhãn hiệu để tránh thua thiệt khi hội nhập

Bảo hộ nhãn hiệu để tránh thua thiệt khi hội nhập

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế thì vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ càng trở nên quan trọng. Các DN Việt không chỉ bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (KDCN) và nhãn hiệu của mình ở trong nước mà còn phải bảo vệ nhãn hiệu của mình ở nước ngoài.
 
>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo bảo hộ KDCN và nhãn hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) và Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức ngày 5/7, tại Hà Nội.

Doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến nhãn hiệu

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết, trong bối cảnh Việt Nam vừa ký liên tiếp các hiệp định về hội nhập thương mại quốc tế  là CPTPP và EVFTA thì vấn đề sở hữu trí tuệ càng cần phải được quan tâm hơn. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những cam kết rất cao liên quan đến sở hữu trí tuệ. Điều này được thể hiện ở việc Việt Nam đã trở thành thành viên của các hệ thống sở hữu trí tuệ mang tính cốt lõi của thế giới như Công ước Paris, Công ước Rome, Công ước Berne, Công ước Stockholm, và hiện nay Việt Nam đang trong quá trình gia nhập công ước Lahay về đăng ký KDCN và nhãn hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng theo ông Lộc, hiện nay sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Việc chưa quan tâm đúng mức của doanh nghiệp Việt Nam đối với sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ KDCN và nhãn hiệu nói riêng đã gây ra nhiều vấn đề lớn. Doanh nghiệp Việt Nam đã phải trả những cái giá rất “đắt” cho việc này.

Ông Lộc đưa ra dẫn chứng, nhiều nhãn hiệu của Việt Nam như Kẹo dừa Bến Tre, Cà phê Buôn Ma Thuật, Cà phê Trung Nguyên, Thuốc lá Vinataba, và rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam đã bị các thương gia nước ngoài đánh cắp, gây ra tổn hại rất lớn cho doanh nghiệp Việt. Các doanh nghiệp Việt đã phải rất gian nan trong việc đòi lại nhãn hiệu.; đã có rất nhiều trường hợp không thể đòi lại được. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài, vấn đề bảo hộ KDCN và nhãn hiệu Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng. 

Theo ông Lộc, việc bảo hộ KDCN và nhãn hiệu cho hàng hóa Việt Nam sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp từ việc chuyển nhượng thương hiệu, quyền sử dụng thương hiệu, đồng thời là biện pháp để bảo vệ người tiêu dùng tránh phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Bảo hộ nhãn hiệu theo thỏa ước quốc tế

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam muốn bảo hộ KDCN của mình ở nước ngoài chỉ có một hình thức duy nhất là nộp đơn đăng ký trực tiếp cho các cơ quan sở hữu trí tuệ của từng quốc gia riêng rẽ theo thủ tục của từng nước và nhiều khoản chi phí phát sinh.

Các doanh nghiệp nước ngoài cũng gặp các khó khăn tương tự khi muốn bảo hộ quyền của mình tại Việt Nam. Chính những khó khăn về mặt thủ tục, chi phí này khiến cho lượng đơn đăng ký bảo hộ KDCN của người nước ngoài tại Việt Nam cũng như của người Việt Nam ra nước ngoài chỉ ở mức hạn chế.

Ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và công nghệ cho biết, trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hiện nay có một số hệ thống bảo hộ quốc tế được thiết lập như đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua thỏa ước Madrid và bảo hộ KDCN theo thỏa ước Lahay.  

Việc đăng ký bảo hộ theo Lahay và Madrid được thực hiện đơn giản, dễ dàng, giảm thiểu thời gian và tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp nắm vững được cách thức vận hành của các hệ thống bảo hộ quốc tế để từ đó sử dụng thành thạo và hiệu quả các hệ thống này. 

Cũng theo ông Lâm, bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu KDCN của doanh nghiệp ở nước ngoài là điều mà doanh nghiệp trong nước nên làm.

Giới thiệu về hệ thống Lahay, ông Denis Croze, chuyên gia của WIPO cho biết, hệ thống Lahay được xây dựng nhằm tạo khả năng đăng ký bảo hộ KDCN tại nhiều nước thông qua một đơn đăng ký duy nhất nộp cho văn phòng quốc tế của WIPO với một loại tiền tệ duy nhất. Đồng thời giúp chủ sở hữu dễ dàng quản lý đăng ký quốc tế KDCN của mình như gia hạn hiệu lực, chuyển giao quyền sở hữu, thay đổi tên, địa chỉ của chủ sở hữu thông qua một thủ tục đơn giản. Người nộp đơn không cần phải nộp riêng biệt tại mỗi nước cần bảo hộ, do đó tránh được các thủ tục phức tạp và khác nhau của mỗi nước. Điều kiện để được đăng ký bảo hộ theo hệ thống Lahay là doanh nghiệp phải hoạt động ở các quốc gia là thành viên của thỏa ước Lahay, có địa chỉ kinh doanh và hoạt động hiệu quả. Hiện nay đã có 113 quốc gia tham gia vào hệ thống Lahay.
Bùi Tư
 
DỊCH VỤ CÔNG BỐ MỸ PHẨM TẠI ĐÀ NẴNG

DỊCH VỤ CÔNG BỐ MỸ PHẨM TẠI ĐÀ NẴNG

Bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp từ năm 2009, đến nay, DNG Business đã tư vấn thành công cho trên 500 doanh nghiệp tại Đà Nẵng và các tỉnh thành Việt Nam. DNG Business là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực công bố mỹ phẩm nhập khẩu, chúng tôi tư vấn thủ tục và soạn thảo hồ sơ công bố chất lượng mỹ phẩm một cách chính xác và nhanh chóng.

Image

ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.707404
HOTLINE: 0915.888.404
Email: info@dng.vn
Website: danangnet.vn

HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà HP, 60 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 02822446739
Mobile: 0915.888.404
Email: info@hcm.com.vn
Website: hcm.com.vn

HÀ NỘI

Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 02422612929
HOTLINE: 0915.888.404
Email: info@hno.vn 
Website: hno.vn

 

GỌI NGAY

0915.888.404