Xử lý các đối tượng nợ đọng thuế để có chính sách phù hợp

Đó là quan điểm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tại phiên họp cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước (NSNN) được tổ chức ngày 17/9.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Rà soát xử lý đối tượng nợ đọng thuế

Cần có chính sách thu hồi nợ thuế phù hợp 

Thời gian qua, cơ quan quản lý thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc thu hồi nợ đọng thuế. Theo đó số thu hồi nợ đọng tăng dần qua các năm, bình quân từ 2015-2018 thu đạt 80% số nợ có khả năng thu hồi, tốc độ tăng bình quân 14,4%/năm. Tỷ trọng tổng nợ trên tổng thu nội địa đã giảm mạnh từ 12,2% năm 2014, đến năm 2017 giảm xuống ở mức 7,6% và tính đến cuối năm 2018 giảm xuống chỉ còn 6,7%, năm 2019 cũng tiếp tục giảm.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, tình trạng nợ đọng thuế đã xảy ra nhiều năm. Tuy nhiên, các năm gần đây thu hồi nợ đọng thuế luôn đạt mức năm sau cao hơn năm trước, mức tăng bình quân trên 14%/năm.

Như vậy, có thể nói cơ quan quản lý thuế đã thực hiện trách nhiệm trong đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế rất quyết liệt và có kết quả cụ thể. Hàng năm, đặc biệt là khi ngân sách khó khăn, đây là một trong những trọng điểm mà Bộ Tài chính tập trung chỉ đạo đột phá để đảm bảo dự toán, đảm bảo thu ngân sách. Đây là việc được giao đến từng nhân viên, từng cán bộ thuế trong năm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, với nhưng người đã chết, mất tích, giải thể, phá sản… thì việc thực hiện giải pháp cưỡng chế, thu hồi về sau là rất khó khăn. Bên cạnh đó, mặc dù số nợ thuế các năm gần đây giảm rất sâu, nhưng do chúng ta có quy định tiền phạt chậm nộp thuế nên số nợ thuế hàng năm liên tục tăng. Do vậy, cần thiết phải có Nghị quyết này. Còn đối với các trường hợp lợi dụng kẽ hợp pháp luật, lợi dụng chính sách để trục lợi thì có chế tài để xử lý.

“Chúng tôi hiểu thuế là của ngân sách, nhưng đây là thuế từ những trường hợp đã chết, mất tích, giải thể, bỏ địa điểm kinh doanh… thực tế chưa phải là tiền thật, chưa vào ngân sách để mà mất ngân sách. Tại Nghị quyết này chúng tôi đề nghị rà soát xử lý với các đối tượng này theo hướng gốc thì khoanh lại theo dõi tiếp, chỉ có tiền phạt, tiền chậm nộp thì xin xoá. Đây cũng là giải pháp rất thận trọng”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nói.

Bộ trưởng BTC Đinh Tiến Dũng

Giải pháp xóa nợ, khoanh nợ thuế

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty