>>>Xem thêm THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<
Đó cũng là cách để các DNVVN Việt tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt hơn và nâng cao năng lực tiếp cận vốn.
* PV: Từ nhiều năm nay, vốn cho DNVVN còn nhiều khó khăn khi có rất ít DN tiếp cận được nguồn chính thức từ ngân hàng. Theo ông, nguyên nhân của tình trạng này là gì?
- TS. Nguyễn Trí Hiếu: Rất nhiều DNVVN gặp khó khăn trong việc tìm nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng, Việt Nam không phải ngoại lệ mà nó xảy ra trên tất cả các thị trường. Khó khăn này do một số nguyên nhân. DNVVN phần lớn là những DN khởi nghiệp - những khách hàng rất rủi ro cho ngân hàng do sản phẩm của họ chưa hoàn thiện, thị trường giới hạn, khả năng tài chính cũng rất giới hạn và nhiều DNVVN hoạt động theo nhu cầu, cảm nhận về thị trường mà không có một phương án, tính toán, kế hoạch lâu dài. Do đó, với các DNVVN chưa đạt lợi nhuận hòa vốn, các ngân hàng đều không dám cho vay. Thêm nữa, với các DNVVN, vấn đề quản lý tài chính của họ rất lỏng lẻo, thường được “kích động” bởi những tư duy về kinh doanh và thành lập DN hoạt động theo sự "hứng khởi" hơn là có những kế hoạch cụ thể. Chính vì vậy, có tới 90% các DN khởi nghiệp thất bại trong 3 năm đầu, các ngân hàng cũng rất ngần ngại khi cho các DN này vay...
Bên cạnh đó, rất nhiều DNVVN không có tài sản đảm bảo, trong khi các ngân hàng Việt Nam còn quan tâm quá nhiều đến cho vay có tài sản bảo đảm, việc cho vay tín chấp tại Việt Nam vẫn còn hạn chế.
* PV: Vậy theo ông, cần làm gì để gỡ nút thắt về khả năng tiếp cận vốn cho các DNVVN trong bối cảnh EVFTA sắp có hiệu lực?
- TS. Nguyễn Trí Hiếu: Chính phủ hỗ trợ các DN, nhưng Chính phủ không thể bơm tiền cho các DN ngoài việc giảm thuế hay chính sách hỗ trợ đầu tư. Tuy nhiên, Chính phủ có thể thúc đẩy các ngân hàng thương mại có những chương trình cho vay thuận lợi cho các DNVVN. Bên cạnh đó, hiện tại có rất nhiều DN cho vay ngang hàng. Ngoài hiện tượng mang tính tiêu cực thì cũng có rất nhiều công ty cho vay ngang hàng làm ăn một cách bài bản. Đó là nguồn mà các DNVVN nên tiếp cận. Ngoài ra, DN cũng cần xem xét đến những quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ. Đặc biệt, một trong những công cụ mà các DN nên tìm đến đó là quỹ bảo lãnh tín dụng. Tuy nhiên, để DNVVN tiếp cận tốt hơn nguồn vốn từ các quỹ này thì cần phải cải tổ hệ thống, tăng vốn cũng như cả hệ thống quỹ bảo lãnh tín dụng phải được tái cơ cấu. Nếu cứ hoạt động một cách "èo uột" như hiện nay thì các quỹ bảo lãnh tín dụng cũng không cung ứng, hỗ trợ các DNVVN một cách hiệu quả… Đây là một số biện pháp trước mắt cần làm để hỗ trợ tiếp cận vốn cho DNVVN.
Các DNVVN tại các nền kinh tế phát triển cũng gặp khó khăn như các DNVVN tại Việt Nam. Tuy nhiên, họ có thể vững vàng hơn do có phương án, kế hoạch hoạt động rất chính xác. Họ thường đi tìm tư vấn của các chuyên gia cũng như nhà tư vấn để giúp tìm hiểu thị trường, khai thác thị trường, tận dụng những lợi thế của mình. Bên cạnh đó, Chính phủ của các nước này có những chương trình hỗ trợ các DNVVN một cách rất thiết thực. Chẳng hạn như ở Mỹ, cơ quan tài trợ tiểu thương SBA (Small Business Administration) là cơ quan bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN hoạt động rất hữu hiệu, được trang bị một lượng vốn rất dồi dào để có thể bảo lãnh cho các DN. Những chương trình như vậy được Chính phủ và Quốc hội Mỹ đứng đằng sau hỗ trợ cho các DN. Có lẽ Việt Nam nên học hỏi những bài học như vậy để hỗ trợ cho các DNVVN tại Việt Nam.
* PV: Trên thực tế, việc tiếp cận vốn của các DNVVN còn liên quan tới thực lực của các DN. Vậy theo ông, bản thân các DNVVN Việt Nam cần phải làm gì để đáp ứng yêu cầu và nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận vốn trong EVFTA?
- TS. Nguyễn Trí Hiếu: Để tăng cường khả năng tiếp cận vốn, việc đầu tiên DNVVN cần làm là sổ sách của họ phải minh bạch. Xem xét hồ sơ tín dụng của rất nhiều DN cho thấy còn rất nhiều thiếu sót về mặt kế toán, sổ sách khó có thể chấp nhận được khi xét hồ sơ tín dụng bởi các ngân hàng. Do đó, vấn đề sổ sách cần minh bạch, có chuẩn mực theo các nguyên tắc kế toán của Việt Nam. Bên cạnh đó, DN phải có những kế hoạch phát triển cụ thể, dựa trên cơ sở khoa học cho các kế hoạch 3 năm, 5 năm, thậm chí là 10 năm.
EVFTA sẽ sớm được phê chuẩn và có hiệu lực. Trong bối cảnh của EVFTA thì các DN nước ngoài sẽ có khả năng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Các DN EU có lợi thế là mạnh về mọi mặt: tài chính, quản lý, sản phẩm, kinh nghiệm trong khi các DN Việt Nam thì ngược lại, vốn hạn chế, quản lý, kinh nghiệm, sản phẩm và thị trường hạn chế nên sẽ gặp một sự cạnh tranh rất lớn từ các DN nước ngoài. Nhất là trong bối cảnh nước Anh rời khỏi EU vào tháng 10 tới với khả năng không có một thỏa thuận có thể tác động tiêu cực đến thị trường châu Âu, hàng hóa của EU vào Việt Nam sẽ rất rẻ, tạo ra một sân chơi rất cạnh tranh cho hàng nội địa Việt. Để đối mặt với các thách thức đó, các DN Việt phải có sự chuẩn bị các bước để ứng phó. Thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, sản phẩm của các DNVVN có thể cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài, mở rộng thị trường...
Bên cạnh đó, các DNVVN có lẽ phải nghĩ đến việc sáp nhập với nhau vì các công ty nhỏ, giới hạn về khả năng tài chính cũng như quy mô thị trường và thị phần thì khi sáp nhập, sẽ tăng cường được các điểm yếu đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Đó cũng là cách để các DNVVN nâng cao năng lực tiếp cận vốn.
* PV: Xin cảm ơn ông!
thành lập công ty tại đà nẵng, dịch vụ thành lập công ty tại đà nẵng, thủ tục thành lập công ty