Tăng tính linh hoạt trong áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế

Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế lần lượt bao gồm:

Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản;

Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;

Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hoá đơn;

Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Đồng thời Luật quy định cơ quan thuế không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước hoặc đã áp dụng nhưng không thu đủ tiền thuế nợ thì mới áp dụng biện pháp cưỡng chế sau. Quy định này phần nào vô hình dung gây khó khăn cho cơ quan thuế trong quá trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế đối với doanh nghiệp chây ỳ, bởi lẽ việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phải thực hiện tuần tự từng biện pháp, áp dụng từ biện pháp trước rồi mới tiếp đến biện pháp sau, giảm tính linh hoạt, hiệu quả trong trong quá trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu nợp thuế của cơ quan thuế.

Khắc phục tình trạng này, tại Khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã sửa đổi, bổ sung, theo hướng quy định đối với 3 biện pháp cưỡng chế: Trích tiền từ tài khoản, khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, dừng làm thủ tục hải quan; cơ quan thuế căn cứ vào tình hình thực tế để áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp. Đối với biện pháp cưỡng chế: Ngừng sử dụng hóa đơn, kê biên tài sản, thu từ bên thứ ba, thu hồi giấy phép; Cơ quan thuế không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau. Nếu biện pháp cưỡng chế chưa hết hiệu lực mà không có hiệu quả thì cơ quan thuế được áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc chuyển biện pháp cưỡng chế tiếp theo.

Như vậy, với quy định mới của Luật Quản lý thuế sửa đổi đã tăng cường tính linh hoạt của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hạn chế bất cập của Luật Quản lý thuế hiện hành, nâng cao hiệu quả công tác thu nợ thuế của cơ quan thuế.

thành lập công ty tại đà nẵng, dịch vụ thành lập công ty tại đà nẵng, thủ tục thành lập công ty