Tập trung tối đa nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Năm 2019, Tổng cục Thuế phấn đấu thanh tra, kiểm tra (TTKT) đạt tối thiểu 19% số lượng doanh nghiệp thuộc diện quản lý thuế. Ngành Thuế cũng chuyển sang thực hiện TTKT theo phương pháp quản lý rủi ro.

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<<

thanh tra thuế

Tổng cục Thuế đã đề ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện, cụ thể là: Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); tăng cường nguồn lực; kiểm tra giám sát hoạt động của đoàn thanh tra; tổng kết, đánh giá và nhân rộng những kết quả mà các đơn vị đã triển khai hiệu quả trong công tác TTKT thuế.

    Ứng dụng CNTT trong thanh tra, kiểm tra

    Để thực hiện TTKT có hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch, Tổng cục Thuế đang từng bước đưa các ứng dụng CNTT vào áp dụng trong quá trình quản lý và TTKT thuế. Hiện Tổng cục Thuế đang tích cực chủ động triển khai thực hiện việc đào tạo, ứng dụng CNTT và triển khai thực hiện khai thác cơ sở dữ liệu từ hệ thống kho dữ liệu ngành Thuế để phục vụ cho công tác TTKT. Việc đào tạo dựa trên cơ sở phối hợp giữa Vụ TTKT và Cục CNTT (Tổng cục Thuế), thực hiện triển khai tại 63 cục thuế.

    Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng tiếp tục nâng cấp ứng dụng hỗ trợ TTKT (TTR) phục vụ công tác báo cáo, tổng hợp, giải quyết tố cáo; nâng cấp ứng dụng kiểm soát số lượng và chất lượng báo cáo tài chính; xây dựng và hoàn thiện một số các quy chế, quy trình để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công tác TTKT.

    Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Đặng Duy Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ TTKT thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, ngoài việc áp dụng các ứng dụng CNTT thì cần phải bổ sung nhân lực cho công tác TTKT thuế.

    “Hiện nay, số doanh nghiệp tăng nhiều qua các năm, công chức thuế nói chung và công chức làm công tác TTKT nói riêng của ngành Thuế không tăng tương ứng. Mặt khác, trình tự thủ tục của hoạt động TTKT theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế rất chặt chẽ, dẫn đến nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu để tiến hành các cuộc TTKT đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Trong quá trình thực hiện có phát sinh nhiều vướng mắc về chính sách, phải xin ý kiến ở nhiều đơn vị có liên quan nên rất khó đảm bảo được thời gian theo yêu cầu của Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế. Chính vì thế, để chống thất thu ngân sách nhà nước có hiệu quả, các cục thuế cần tập trung tối đa nguồn lực cho công tác TTKT thuế” - ông Khanh chia sẻ.

    Giám sát chặt chẽ cán bộ, công chức  thực thi công vụ

    Trước tình hình thực tế trên đây, ông Khanh cho biết, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các cục thuế huy động nguồn nhân lực tối đa cho TTKT. Các cục thuế lập kế hoạch triển khai cụ thể, giao việc và kiểm soát công việc của từng phòng, bộ phận. Hàng tháng, hàng quý các đơn vị có đánh giá kết quả, với mục tiêu là phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch TTKT năm 2019.

    Cùng với việc bổ sung nhân lực, để công tác này đúng quy định của pháp luật, cơ quan thuế các cấp phải tăng cường kiểm soát tuân thủ đối với hoạt động công vụ của các đoàn, đội và công chức thực thi nhiệm vụ TTKT doanh nghiệp để đề phòng, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm (nếu có).

    “Vụ TTKT sẽ tham mưu với lãnh đạo Tổng cục Thuế chỉ đạo bộ phận chuyên môn tiếp tục chấn chỉnh hoạt động TTKT. Công tác xử lý sau TTKT thuế đảm bảo tuân thủ các quy định về thời hạn thực hiện, thời hạn lập biên bản, kết luận và quyết định xử lý, xử phạt trong lĩnh vực thuế; chỉ đạo tổ chức công tác giám sát đoàn thanh tra theo đúng quy định, tăng cường kỷ cương, kỷ luật công tác nói chung và trong công tác triển khai các đoàn TTKT nói riêng; nâng cao ý thức kỷ luật kỷ cương đến từng công chức thực hiện và tham gia các đoàn TTKT” - ông Khanh nói.

    Cùng với việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong TTKT thuế, ông Khanh cho rằng, định kỳ hàng quý, hàng năm cần phải có tổng kết, đánh giá, nhân rộng những kinh nghiệm mà các đơn vị đã triển khai hiệu quả. “Đây là một trong những giải pháp rất quan trọng hiện nay. Vì chính những cách làm này, có thể giúp cho công tác TTKT không mất nhiều thời gian, công sức, lại mang lại hiệu quả cao” - ông Khanh nói.

Không gây phiền hà cho người nộp thuế “Trước khi thực hiện TTKT, cơ quan thuế sẽ yêu cầu người nộp thuế cung cấp các thông tin theo quy định qua hòm thư điện tử (trừ các thông tin, tài liệu mà người nộp thuế đã gửi đến cơ quan thuế)... để đảm bảo rút ngắn thời gian TTKT tại trụ sở người nộp thuế. Trong quá trình TTKT kết hợp với việc đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn pháp luật về thuế cho người nộp thuế, tháo gỡ vưỡng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách về thuế nói chung và chính sách pháp luật TTKT nói riêng” - ông Khanh nói.

 

thành lập công ty tại đà nẵng, dịch vụ thành lập công ty tại đà nẵng, thủ tục thành lập công ty