Trao đổi với phóng viên bên lề Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2019 (VRDF), ông Shanmuga Retnam, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SBAV) cho rằng, để đạt được mục tiêu GDP bình quân đầu người năm 2030 ít nhất là 18.000 USD (theo giá PPP năm 2011) và tầm nhìn đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển, Việt Nam phải khơi thông nguồn lực và tăng cường kết nối trong quá trình chuyển đổi kinh tế số.
>>>Xem thêm DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<
Phóng viên: Việt Nam cần phải làm gì để đạt được mục tiêu trên, thưa ông?
Ông Shanmuga Retnam: Tôi cho rằng, mục tiêu trên là khả thi. Thực tế, quy mô nền kinh tế đã đạt 5,535 triệu tỷ đồng năm 2018, với GDP bình quân đầu người là 2.587 USD. Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6 - 8%/năm trong những thập niên qua và môi trường kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, thì việc đạt mục tiêu là có cơ sở.
“Phép màu” sẽ đến với Việt Nam và chúng ta có cơ sở để tin tưởng khi thực tế cho thấy, “người hàng xóm” Singapore, vốn là nước kém phát triển với GDP bình quân đầu người dưới 320 USD vào những năm 60 của thế kỷ trước, đã bứt tốc kinh ngạc, đưa GDP bình quân đầu người lên 60.000 USD.
Kỳ tích đó là nhờ chiến lược phù hợp trong đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa, phát triển thị trường vốn tự do, đầu tư cho con người, cộng với việc thực hiện các chính sách thiết thực. Vượt qua những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, Singapore trở thành một trong các trung tâm thương mại và cảng biển lớn nhất thế giới.
Việt Nam đang đi đúng hướng, với tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao và sự thay đổi tích cực trong chính sách phát triển và môi trường kinh doanh. Để thực hiện mục tiêu quốc gia có thu nhập cao, Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nền kinh tế dựa trên tri thức.
Tin vui là mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Đề án Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Đây là bằng chứng cho thấy, Việt Nam đang đi đúng hướng đẩy mạnh chuyển đổi số và tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0.
Cụ thể hơn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan. Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo khung pháp lý và chính sách hỗ trợ được đồng bộ, từ đó mới thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tạo đà cho tăng trưởng.
Ngoài ra, cần xây dựng các cụm kinh tế theo chiều dọc - liên kết quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà cung ứng và nhà cung cấp dịch vụ, cùng với xây dựng đội ngũ lao động trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế số.
Sự can thiệp thị trường của Chính phủ là cần thiết, nhưng nên tiếp cận theo hướng mở cửa hơn để khu vực tư nhân và giới doanh nhân tự định hướng tương lai các ngành, lĩnh vực. Thêm vào đó, Chính phủ cần tiếp tục phát huy vai trò xây dựng khung pháp lý và tạo điều kiện để doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng.
Việt Nam có thể vận dụng kinh nghiệm nào của Singapore để thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia phát triển?
Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu là người có công lớn trong chuyển đổi khu vực công của Singapore theo mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ. Singapore biết cách quy tụ và nuôi dưỡng nhân tài để đảm nhận các vị trí lãnh đạo trong khu vực công và bồi dưỡng họ để đáp ứng theo yêu cầu của thị trường.
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Singapore đã thành lập các cơ quan kinh tế như Ban Phát triển kinh tế (EDB) để thu hút các công ty đa quốc gia đến đầu tư và thành lập trụ sở khu vực tại Singapore thông qua những ưu đãi thuế và tạo điều kiện cho nhân viên của các doanh nghiệp này đến Singapore làm việc...
Với Việt Nam, việc tạo thuận lợi kinh doanh là càng cần thiết để đưa Việt Nam thành điểm đến đầu tư và kinh doanh hấp dẫn. Theo Báo cáo “Môi trường Kinh doanh 2019” do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam đứng thứ 69/190 nền kinh tế được khảo sát về môi trường kinh doanh, giảm 1 bậc so với Báo cáo năm 2018. Tuy nhiên, xét theo thang điểm 100, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đạt 68,36 điểm, vẫn cao hơn năm 2018.
Việt Nam có thể không tiên phong phát triển chuỗi công nghệ trong kinh tế số, nhưng nên “đặt cược” vào 2 yếu tố là quy mô dân số và nhân tài trong nước để phát triển một số ngành, lĩnh vực. Chẳng hạn, phát triển mô hình liên kết giữa đơn vị trong nước với các đối tác nước ngoài để thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo hoặc trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D).
Đâu là chiến lược phù hợp để Việt Nam khơi thông nguồn lực trong nước, đồng thời hiện thực hóa mục tiêu quốc gia có thu nhập cao, thưa ông?
Việt Nam là quốc gia may mắn có nguồn nhân lực trẻ dồi dào - điều kiện thuận lợi để khơi gợi tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp. Việt Nam cần phát triển các cơ sở giáo dục hoàn chỉnh như Đại học Harvard (Mỹ), Đại học Quản lý Singapore (SMU)… Các cơ sở này sẽ giúp đẩy nhanh chuyển giao tri thức và mạng lưới của các quỹ đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư đến các cơ sở của họ tại Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam có thể áp dụng “Chiến lược Đại dương xanh” (Blue Ocean Strategy) để định vị lại lợi thế cạnh tranh. Thực tế, Việt Nam có nền tảng phát triển nông nghiệp tốt, nhưng chưa tận dụng như một tài sản kinh tế quý báu. Sản xuất nông sản phù hợp với thị trường toàn cầu là hướng đi tất yếu.
Tăng cường kết nối cũng là nhân tố quan trọng trong Chiến lược Đại dương xanh. Ngoài kết nối khu vực, Việt Nam cũng cần chú trọng kết nối các thành phố lớn với các địa phương xung quanh. Đơn cử, phát triển khu vực kinh tế Đồng bằng sông Hồng với quy mô khoảng 22 triệu dân dựa vào các trụ cột như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh. Một khía cạnh khác là kết nối ngành, từ y tế đến tài chính - ngân hàng, hay fintech. Nhưng quan trọng hơn, để những kết nối đó phát huy hiệu quả, vẫn cần có khung pháp lý phù hợp.
thành lập công ty tại đà nẵng, dịch vụ thành lập công ty tại đà nẵng, thủ tục thành lập công ty