"Điều kiện thành lập Công ty Một thành viên cần những gì?" - Điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên cần phải thỏa mãn những đặc điểm, điều kiện theo quy định của pháp luật như: Cách đặt tên công ty, cách lựa chọn trụ sở doanh nghiệp, cách đăng ký ngành nghề kinh doanh, cách lựa chọn vốn điều lệ công ty ra sao cho phù hợp.
Để tìm hiểu rõ hơn về Điều kiện thành lập Công ty TNHH Một thành viên, DNG Business sẽ giới thiệu với các bạn một số thông tin sau đây:
I. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân; do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Ưu điểm của công ty TNHH 1 thành viên
- Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
- Một cá nhân cũng có thể thành lập được doanh nghiệp, không nhất thiết phải tìm đối tượng hợp tác để cùng thành lập doanh nghiệp hoặc một số tổ chức có thể tách vốn, đầu tư thêm lĩnh vực khác.
- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.
- Có cơ cấu tổ chức gọn, linh động.
- Quy định về vấn đề chuyển nhượng vốn quy định chặt chẽ, nhà đầu tư dễ kiểm soát.
Nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên
Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, Công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn.
- Công ty TNHH 1 thành viên chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn.
- Khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành Công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.
- Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp. Mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
>>>Xem thêm THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG <<<
II. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY MỘT THÀNH VIÊN
1. Điều kiện đối với chủ sở hữu như sau:
- Cá nhân, tổ chức tham gia thành lập công ty cần phải có đủ năng lực trong hành vi về dân sự và không có thuộc đối tượng bị cấm thành lập bởi nhà nước hay tham gia thành lập công ty.
- Cá nhân, tổ chức sẽ không được quyền thực hiện thành lập và quản lý công ty ở Việt Nam như sau:
- Công chức, cán bộ dựa vào quy định theo pháp luật đối với công chức, cán bộ.
- Cơ quan của nhà nước, các đơn vị của lực lượng về vũ trang của nhân dân VN sử dụng tài sản của nhà nước để thực hiện thành lập công ty kinh doanh và thu lợi nhuận riêng cho các đơn vị, cơ quan của mình.
- Cán bộ quản lý, lãnh đạo nghiệp vụ ở trong những công ty có 100% vốn thuộc sở hữu của nhà nước, ngoại trừ những người được đề cử làm đại diện theo sự uỷ quyền nhằm quản lý mức vốn góp của nhà nước ở công ty khác.
- Hạ sĩ, sĩ quan, công nhân của quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp ở trong những đơn vị, cơ quan của Quân đội nhân dân VN. Hạ Sĩ, sĩ quan chuyên nghiệp ở trong những đơn vị, cơ quan thuộc Công an nhân dân VN.
- Người đang phải chấp hành các hình phạt tù hay đang bị cấm hoạt động kinh doanh bởi Toà án.
- Người chưa đủ tuổi thành niên, người bị mất các năng lực trong hành vi về dân sự hay bị hạn chế các năng lực trong hành vi về dân sự.
- Những trường hợp dựa vào quy định theo pháp luật khác về việc phá sản.
>>>Xem thêm DANH MỤC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH VIỆT NAM MỚI NHẤT <<<
2. Điều kiện đối với vốn đầu tư:
Vốn đầu tư để thành lập công ty cần phải phù hợp về các ngành nghề, lĩnh vực và quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Với các công ty có hoạt động kinh doanh về những ngành nghề mà cần vốn pháp định thì mức vốn đầu tư lúc ban đầu sẽ không được thấp hơn so với mức vốn pháp định này.
3. Điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh gồm:
- Ngành nghề mà công ty thực hiện đăng ký kinh doanh cần phải không bị cấm hoạt động kinh doanh từ pháp luật.
Nội dung luật pháp của Việt Nam cấm hoạt động kinh doanh những ngành nghề như sau:
- Kinh doanh về những vũ khí, quân dụng, quân trang, đạn dược và các phương tiện về kỹ thuật của quân sự mà chuyên dùng cho những lực lượng vũ trang.
- Kinh doanh các chất phóng xạ, chất độc, chất nổ.
- Kinh doanh về chất ma tuý.
- Kinh doanh về dịch vụ mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, buôn bán trẻ em và phụ nữ.
- Kinh doanh về dịch vụ tổ chức hoạt động gá bạc, đánh bạc.
- Kinh doanh về những hoá chất mà có mang tính độc hại mạnh.
- Kinh doanh những hiện vật mà thuộc các di tích lịch sử, bảo tàng, văn hoá.
- Kinh doanh những sản phẩm về văn hoá phẩm đồi trụy, phản động, dị đoan, mê tín hay có hại đến nền giáo dục nhân cách.
- Kinh doanh những loại pháo nổ.
- Kinh doanh về những loài động vật, thực vật hoang dã nằm trong danh mục thuộc điều ước của quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hay tham gia quy định về những loại thực vật, động vật quý hiếm khác mà cần được bảo tồn.
- Trường hợp khi công ty thực hiện đăng ký kinh doanh các ngành nghề dựa vào quy định theo pháp luật mà cần phải có chứng chỉ về hành nghề thì người điều hành, quản lý của công ty phải có các chứng chỉ về hành nghề được lưu ở trụ sở của công ty.
Nội dung luật pháp Việt Nam đã quy định những ngành nghề như sau cần phải có các chứng chỉ về hành nghề:
- Kinh doanh các dịch vụ về khám, chữa bệnh và kinh doanh về dược phẩm.
- Kinh doanh các dịch vụ về pháp lý.
- Kinh doanh các dịch vụ về thiết kế công trình.
- Kinh doanh các dịch vụ về thú y và kinh doanh về thuốc thú y.
- Kinh doanh các dịch vụ về môi giới chứng khoán.
- Kinh doanh các dịch vụ về kiểm toán.
4. Điều kiện về tên Công ty
Đặt tên công ty là một phần bắt buộc để có thể thành lập doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp được tạo thành bởi 2 yếu tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng: CÔNG TY + TNHH/CỔ PHẦN + TÊN RIÊNG
Tên doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, và phải phát âm được.
Ví dụ: CÔNG TY TNHH DNG
Lưu ý:
- Nên lựa chon tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký.
- Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu có bị trùng hay không.
- Vấn đề tên công ty liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cần phải được xem xét nghiêm túc, tránh đặt tên công ty vi phạm với nhãn hiệu hoặc thương hiệu của công ty khác đã bảo hộ, đồng thời đặt tên công ty sau cho tên đó có thể được bảo hộ để người khác không đặt tên gây nhầm lẫn hoặc vi phạm với tên công ty mình đã đặt.
5. Điều kiện Địa chỉ trụ sở Công ty
Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Do vậy khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên, các bạn chỉ cần xác định địa chỉ của công ty có đủ các thông tin theo quy định bên trên là được chấp nhận.
Lưu ý: Chung cư, nhà tập thể, địa điểm nằm trong quy hoạch giải tỏa không có chức năng kinh doanh không được đăng ký làm trụ sở công ty.
Nếu bạn không muốn tốn thời gian thực hiện hết tất cả các công việc rắc rối trên, bạn có thể liên hệ Công ty DNG để thành lập công ty dễ dàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!