Tổng cục Hải quan nỗ lực triển khai Chính phủ điện tử

Để triển khai yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính đối với cải cách hiện đại hóa hải quan, với trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và công nghệ của cách mạng 4.0 trong công tác quản lý nhà nước về hải quan nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đang tập trung nguồn lực xây dựng tài liệu khung Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Hải quan.

>>>Xem thêm  DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG<<<

Tổng cục Hải quan nỗ lực triển khai Chính phủ điện tử

Ông Hoàng Việt Cường – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trình bày tham luận tại Hội nghị trực tuyến phổ biến, quán triệt Quyết định số 844/QĐ-BTC.

Ngày 12/9, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến, quán triệt Quyết định số 844/QĐ-BTC ngày 21/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hàn động của Bộ Tài chính triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025. Chia sẻ tại Hội nghị, ông Hoàng Việt Cường – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, với mục tiêu nỗ lực triển khai Chính phủ điện tử, ngày 22/7/2019, Tổng cục Hải quan đã ban hành văn bản số 4688/TCHQ-CNTT phân công các đơn vị trong ngành triển khai danh mục nhiệm vụ theo Quyết định số 844/QĐ-BTC ngày 21/5/2019 của Bộ Tài chính và đã đạt được một số kết quả cụ thể.

Đến nay, Tổng cục Hải quan đã cung cấp 172/192 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, chiếm 90% tổng số thủ tục hành chính triển khai tại 100% Chi cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh thành phố. Trong số đó có 163 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho phép tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thanh toán thuế, phí, lệ phí và trả kết quả hoàn toàn thông qua mạng internet. Các thủ tục hành chính cốt lõi như thông quan hàng hóa, thu thuế xuất nhập khẩu đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Được giao là Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các Bộ, ngành đẩy mạnh triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN. Hiện đã có 13 Bộ, ngành tham gia với 174 thủ tục hành chính được triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia. Việt Nam đã thực hiện trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D bản điện tử với 6 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan,Brunei và Campuchia.

Đến hết năm 2019, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thành kế hoạch triển khai các thủ tục hành chính năm 2019 theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, phối hợp với các Bộ, ngành chuẩn bị để thời gian tới sẽ triển khai trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN (với Indonesia và Thái Lan) và chứng nhận kiểm dịch thực vật (với Indonesia); triển khai trao đổi thông tin C/O với Liên minh Kinh tế Á-Âu...

Trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng và triển khai đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống CNTT tập trung phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

Ông Hoàng Việt Cường cho biết, để cải cách hiện đại hóa hải quan, với trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng CNTT và công nghệ của cách mạng 4.0 nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, và phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính, Tổng cục Hải quan đang tập trung nguồn lực xây dựng tài liệu khung Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Hải quan.

Nhận thức việc tiếp cận và chủ động ứng dụng những công nghệ mới nhất của cuộc cách mạng 4.0 là chìa khóa để tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ của cách mạng 4.0. Đó là ứng dụng công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT) trong quản lý, giám sát hải quan. Trước mắt, Tổng cục Hải quan sẽ tập trung triển khai hệ thống định vị điện tử giúp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng container. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu trên cơ sở kết nối với trang thiết bị thông minh nhận dạng hình ảnh và ứng dụng phân tích dữ liệu lớn.

Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng và triển khai hệ thống quản lý doanh nghiệp trên nền tảng phân tích dữ liệu lớn (BI) phục vụ công tác quản lý hiệu quả doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Tổng cục Hải quan cũng sẽ xây dựng nền tảng công nghệ di động, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ ảo hóa, từng bước ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm hoàn thiện môi trường làm việc điện tử trong ngành Hải quan.

Cũng theo ông Hoàng Việt Cường, trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tập trung nguồn lực xây dựng tài liệu tái thiết kế quy trình nghiệp vụ của ngành hải quan để phù hợp với tình hình mới, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, tăng cường năng lực quản lý hải quan, nâng cao mức độ tự động hóa trong các hệ thống CNTT. Trên cơ sở tài liệu tái thiết kế quy trình nghiệp vụ, Tổng cục Hải quan đang xây dựng Đề án tái thiết kế tổng thể hệ thống CNTT ngành Hải quan. Việc triển khai thành công Đề án này sẽ là động lực vô cùng quan trọng đối với xây dựng Chính phủ điện tử ngành Hải quan trong thời gian tới.

 thành lập công ty tại đà nẵngdịch vụ thành lập công ty tại đà nẵngthủ tục thành lập công ty